Những điều cần biết để phòng ngừa đột quỵ im lặng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Những điều cần biết để phòng ngừa đột quỵ im lặng
Trên thực tế, nhiều bệnh nhân có thể hoàn toàn bị mất cảnh giác và bị sốc khi biết rằng họ đang sống với một cơn đột quỵ im lặng - bệnh không thể phát hiện ra bằng những dấu hiệu thông thường. Vậy làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ im lặng?

    Đột quỵ im lặng là một căn bệnh đáng sợ mà bạn nên quan tâm. Những gì bạn cần biết là đột quỵ im lặng là gì? Làm thế nào để phát hiện hay làm thế nào để ngăn ngừa nó?

    1. Đột quỵ im lặng là gì?

    Một số người bị đột quỵ nhưng nhẹ nên họ không nhận ra. Đột quỵ nhẹ xảy ra khi một mạch máu não bị tắc nghẽn trong một thời gian rất ngắn và thường bệnh nhân sẽ không biết họ vừa trải qua cơn đột quỵ này. Chúng được gọi là đột quỵ im lặng và có thể không gây ra các triệu chứng biểu hiện bên ngoài hoặc bạn không nhớ tới đến các triệu chứng đó. 

    Cũng chính vì không có biểu hiện ra bên ngoài nên người bệnh và người xung quanh không thể biết khi nào có bệnh, làm cho biến chứng và hậu quả lâu dài để lại rất nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

    Tuy nhiên, đột quỵ im lặng gây ra thiệt hại vĩnh viễn, làm chết tế bào thần kinh sản sinh dopamine trong liềm đen não – chất dẫn truyền có vai trò quan trọng trong việc phối hợp các chuyển động của cơ thể..

    Nếu gặp nhiều hơn một cơn đột quỵ im lặng, bệnh nhân có thể gặp vấn đề về khả năng suy nghĩ và trí nhớ. Việc này cũng có thể dẫn tới những cơn đột quỵ nặng hơn.

    2. Phát hiện đột quỵ im lặng

    Nếu mắc bệnh đột quỵ thầm lặng, bệnh nhân có thể sẽ không biết điều đó trừ khi họ tình cờ chụp não và nhìn thấy tổn thương xuất hiện. 

    Bệnh nhân có thể có vấn đề trí nhớ nhẹ hoặc một chút khó khăn khi di chuyển. Tuy nhiên, bác sĩ lại có thể nhận biết được đột quỵ im lặng mà không cần phải làm tới các xét nghiệm khác.

    Bệnh đột quỵ im lặng khá phổ biến, một nghiên cứu trên những người trung niên không có dấu hiệu đột quỵ rõ ràng cho thấy rằng: 10% trong số đó có bị tổn thương não bộ.

    Những di chứng của đột quỵ là vĩnh viễn, nhưng các liệu pháp chữa trị có thể giúp kích thích các phần khác của não để bạn lấy lại khả năng có thể đã yếu đi.

    3. Ngăn ngừa đột quỵ bằng những thói quen tốt

    Nguy cơ bị đột quỵ im lặng sẽ trở nên cao hơn nếu bạn bị huyết áp cao hoặc có nhịp tim không đều.

    Thay đổi cách sống của bạn có thể giúp giảm tỷ lệ đột quỵ và bệnh tim. Lập một kế hoạch để áp dụng những thói quen lành mạnh này:

    - Với những đặc điểm của cơn đột quỵ im lặng, bệnh này chỉ có thể được phát hiện bằng cách thăm khám và xét nghiệm. Do đó, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên, làm những xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và phát hiện sớm nhất nguy cơ gây đột quỵ thầm lặng cũng như được điều trị kịp thời.

    - Theo dõi huyết áp và kiểm soát nếu nó quá cao. Nếu là người có tiền sử tăng huyết áp cần kiểm tra hàng ngày, đi khám đều đặn để điều trị tốt bệnh cao huyết áp (nguyên nhân chính gây tai biến mạch máu não và đột quỵ), tránh những căng thẳng tâm lý dễ làm tăng huyết áp.

    - Kiểm tra và kiểm soát hàm lượng cholesterol của bạn.

    - Giữ lượng đường trong máu của bạn ở mức phù hợp, tránh lượng đường tăng cao quá mức.

    - Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Bởi chất nicotin trong thuốc lá là tác nhân chính của các bệnh về mạch máu não. Người hút thuốc lá nhiều dễ tăng nguy cơ bị đột quỵ dù chỉ ở tuổi trung niên

    - Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây tươi, rau và ngũ cốc. Cắt giảm chất béo bão hòa (ví dụ trong thịt đỏ), muối và đường. Hạn chế ăn đồ chiên, xào, đồ có nhiều mỡ.

    - Tập thể dục thường xuyên.

    - Kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa bệnh béo phì.


    Bài dịch: https://www.webmd.com/stroke/guide/silent-stroke-you-need-to-know#1-4

    Tác giả: HNL