- Những người từng sử dụng thuốc lá trong thời gian dài, hoặc những người nghiện rượu nặng nên đi tầm soát ung thư amidan càng sớm càng tốt. Khói thuốc và chất cồn làm tổn thương và biến đổi các tế bào ung thư amidan nhanh chóng. Theo thống kê, có tới hơn 70% các trường hợp mắc ung thư amidan có liên quan đến khói thuốc lá.
- Những người vừa nghiện thuốc lá vừa nghiện rượu là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc ung thư amidan cao nhất. Những cá nhân này có nguy cơ bị ung thư amidan cao gấp 2 lần những người chỉ nghiện rượu, hoặc chỉ nghiện thuốc lá.
- Chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, thiếu vitamin A, ăn ít rau xanh và hoa quả cũng có thể là một yếu tố rủi ro gây ung thư amidan.
- Những người thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp, bị viêm họng và viêm amidan mãn tính nên đi tầm soát ung thư amidan. Bởi amidan bị bệnh và viêm nhiễm trong thời gian dài, khiến các tế bào amidan phải biến đổi để tự sửa chữa tổn thương, lâu ngày dẫn đến bất thường, là tiền đề của ung thư.
- Nhóm đối tượng vệ sinh răng miệng kém cũng khiến cho amidan dễ bị viêm nhiễm, lở loét, nguy cơ mắc ung thư amidan cao hơn. Đây cũng là nhóm người thường xuyên mắc các bệnh về đường hô hấp, cần tầm soát ung thư amidan sớm.
- Những người đã từng ghép tế bào gốc hoặc cấy ghép nội tạng cũng có nguy cơ bị ung thư amidan cao hơn nhóm người khác. Điều này được cho là có liên quan đến sự ức chế miễn dịch do sử dụng thuốc chống thải ghép.
- Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, virus HPV là 1 yếu tố nguy cơ và yếu tố gây bệnh ung thư amidan độc lập. Nhóm bệnh nhân ung thư amidan không uống rượu và hút thuốc, độ tuổi 20 - 50 ngày càng gia tăng, và nguyên do chính là virus HPV.
Do vậy, những đối tượng có thói quen quan hệ tình dục kém lành mạnh, thường xuyên quan hệ bằng miệng, quan hệ với nhiều bạn tình,... nên đi xét nghiệm virus HPV và tầm soát ung thư amidan sớm.
- Văn hóa nhai trầu ở Việt Nam và một số nước châu Á đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ gây ra ung thư amidan nói riêng và ung thư miệng nói chung. Đối tượng nhai trầu thường là những người già, có sức đề kháng kém. Do vậy, những người có thói quen nhai trầu hàng ngày nên sớm đi tầm soát ung thư amidan.
Tầm soát ung thư amidan thường không cần bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào. Nếu không phải làm các xét nghiệm bổ sung, thì việc tầm soát diễn ra khá nhanh, chỉ tầm 4 phút. Các bác sĩ sẽ nhìn trực quan bên ngoài và sờ khám amidan của bạn. Tầm soát ung thư amidan thường được thực hiện với các bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa ung thư.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi tầm soát ung thư amidan để các bác sĩ dễ dàng quan sát những dấu hiệu bất thường.
- Chuẩn bị sẵn tâm lý, vì tầm soát ung thư amidan tuy đơn giản và nhanh chóng, nhưng việc thăm khám sâu vùng amidan có thể khiến bạn khó chịu và buồn nôn.
- Chuẩn bị bản sao lịch sử y tế để bác sĩ đánh giá đầy đủ các yếu tố nguy cơ. Ví dụ việc bạn từng cấy ghép nội tạng, từng mắc các bệnh về đường tình dục, hay các bệnh về đường hô hấp mãn tính,... có thể sẽ liên quan đến kết quả tầm soát ung thư amidan.
- Nói với bác sĩ mọi dấu hiệu bất thường, nếu có: đau họng dai dẳng, đau miệng hoặc tai, khàn giọng mãn tính, vón cục ở cổ, khó nuốt bất thường,....