Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì? Cách nhận biết và điều trị

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì? Cách nhận biết và điều trị
Tiểu cầu trong máu có vai trò là chất làm đông máu khi cơ thể có vết thương. Xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị chảy máu dưới những tác động nhẹ...

1. Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Thành phần của máu bao gồm huyết tương, hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó, bạch cầu có chức năng sản sinh ra kháng thể để chống lại các loại virus, vi khuẩn lạ xuâm nhập vào cơ thể. Còn tiểu cầu có nhiệm vụ là chất làm đông máu, ngăn cản sự chảy máu và mất máu khi cơ thể xuất hiện vết thương.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý miễn dịch, do các bệnh tự miễn gây ra. Các bệnh tự miễn trong trường hợp này nhận diện nhầm tiểu cầu trong máu với các loại mầm bệnh, sau đó bạch cầu tự sán sinh ra kháng thể để chống lại tiểu cầu. Các kháng thể này gắn chặt và làm phá hủy tiểu cầu ở lá lách, dẫn tới tình trạng giảm tiểu cầu trong máu.

Ngoài ra, tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu còn xảy ra do biến chứng xuất huyết và một số bệnh do nhiễm virus; do tác dụng phụ của các loại thuốc; do yếu tố di truyền,...

2. Nhận biết bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

Khi gặp tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu, cơ thể rất dễ bị chảy máu dưới các tác động hoặc tổn thương nhé.

Ngoài ra, biểu hiện ra bên ngoài của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu còn là các chấm xuất huyết dưới da, xuất hiện các nốt đỏ, bầm tím tại một vùng da nhất định, chảy máu mũi, lợi hoặc chân răng, kinh nguyệt bất thường, rong kinh, nôn hoặc đi vệ sinh ra máu,... Các nốt xuất huyết dưới da do bệnh thường xuất hiện và tự biến mất trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, xuất huyết giảm tiểu cầu có thể được nhận diện thông quá các xét nghiệm máu thông thường. Bệnh nhân mắc xuất huyết giảm tiểu cầu có số lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp bất thường. Để kiểm tra chính xác, cần thực hiện xét nghiệm công thức máu, phết máu ngoại biên và tủy đồ cùng các xét nghiệm vi sinh và xét nghiệm miễn dịch.

3. Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Việc điều trị sẽ được tiến hành sau khi bệnh nhân được chuẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu với số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 20x109/lít hoặc khi số lượng tiểu cầu của người bệnh dưới 30x109/lít kèm xuất huyết da nhiều.

Thông thường, loại thuốc được sử dụng để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu là thuốc nhóm Corticoid. Việc sử dụng thuốc nhóm Corticoid có thể gây ra một sốt tác dụng phụ như viêm dạ dày, đục thủy tinh thể, loãng xương, cơ thể bị giữ nước,... Tuy nhiên, xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh nguy hiểm, vì vậy sử dụng các loại thuốc này là cần thiết.

Trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nhóm corticoid với liều cao. Ở các trường hợp kháng thuốc corticoid, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc và phương pháp khác như cắt lá lách, sử dụng thuốc Rituximab hoặc các loại thuốc kích thích tạo tiểu cầu. Tuy nhiên, các phương pháp này đều có những hạn chế nhất định.

4. Xuất huyết giảm tiểm cầu nguy hiểm như thế nào

Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh lí vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa mạng sống của bệnh nhân. Khi lượng tiểu cầu trong máu giảm thấp, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các va chạm vật lý. 

Ở các trường hợp nặng hơn, xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây ra xuất huyết đường tiêu hóa (biểu hiện nôn hoặc đi ngoài ra máu), xuất huyết đường tiết niệu (đi tiểu ra máu), xuất huyết màng não gây tai biến (ít xảy ra).

Cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Tuy nhiên, phần lớn (khoảng 70%) trường hợp trẻ mắc bệnh có thể tự hồi phục sau 3 tháng, các trường hợp còn lại thì chuyển sang dạng mãn tính. Ngược lại, đối với người lớn, bệnh rất khó để hồi phục hoàn toàn và thường chuyển sang dạng mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần.

5. Lưu ý cho người mắc xuất huyết giảm tiểu cầu

Trong thời gian điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu, người bệnh nên hạn chế việc vận động mạnh, thường xuyên theo dõi kinh nguyệt và các biểu hiện bất thường của cơ thể. Phụ nữ mắc xuất huyết giảm tiểu cầu chỉ nên mang thai khi bệnh đã ổn định để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, khi thực hiện các thủ thuật y khoa (nhổ răng, niềng răng, phẫu thuật thẩm mĩ,...) hoặc sử dụng thuốc để điều trị các bệnh khác, bệnh nhân cũng cần nói rõ tình trạng xuất huyết giảm tiểu cầu của bản thân cho bác sĩ. 


Tác giả: Thảo Ngân