Những điều cha mẹ cần lưu ý khi tiêm vaccine phòng sởi ở trẻ nhỏ

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi tiêm vaccine phòng sởi ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều điều cha mẹ cần lưu ý khi tiêm vaccine phòng sởi ở trẻ nhỏ để giảm thiểu tối đa các phản ứng sau tiêm và các tác dụng phụ có thể gặp phải.

Dịch bệnh đang có nguy cơ bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa như hiện nay, do đó việc tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm là rất cần thiết. Trong đó, tiêm phòng sởi cho trẻ nhỏ là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa bệnh và tránh các biến chứng. Tuy nhiên, cha mẹ cần có những hiểu biết nhất định, những lưu ý khi tiêm vaccine phòng sởi ở trẻ nhỏ để hạn chế các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm.

1. Tiêm phòng sởi có quan trọng không?

Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan. Tỷ lệ mắc bệnh sởi ở trẻ em cũng vô cùng cao do sức đề kháng của trẻ chưa tốt, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên dễ bị virus tấn công. Nếu nhiễm bệnh sởi, trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa cấp, phế quản phế viêm, viêm phổi nặng, viêm não, viêm màng não... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi tiêm vaccine phòng sởi ở trẻ nhỏ - Ảnh 2.

Sởi có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)

Tiêm phòng bệnh sởi chính là phương pháp tốt nhất giúp trẻ phòng tránh được căn bệnh này. Hiện nay trên thị trường có 2 loại vaccine phổ biến phòng bệnh sởi là vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella. Bạn nên cho trẻ tiêm loại nào?

>> Vaccine sởi đơn và vaccine kết hợp sởi - quai bị - rubella: nên chọn tiêm loại vaccine nào mới tốt?

2. Những lưu ý khi tiêm vaccine phòng sởi ở trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Tuy rằng vaccine phòng bệnh sởi đã được kiểm chứng là an toàn cho cơ thể với tỷ lệ gặp các tác dụng phụ vô cùng thấp. Cha mẹ vẫn không nên chủ quan mà cần theo dõi trẻ sát sao. Đặc biệt là trong vòng 24 giờ sau tiêm chủng để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường. Từ đó có phương án xử lý và đưa trẻ đi cấp cứu nhanh chóng.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi tiêm vaccine phòng sởi ở trẻ nhỏ - Ảnh 3.

Tuy đã được kiểm chứng an toàn, cha mẹ vẫn nên lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý những điều dưới đây khi đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi:

- Để bé ăn, uống no trước khi bắt đầu tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Ngoài ra bạn cần lưu ý một số điều cần chuẩn bị trước khi cho trẻ đi tiêm phòng sởi TẠI ĐÂY.

- Ghi nhớ cần chủ động thông báo với cán bộ tiêm chủng về tình trạng sức khoẻ hiện tại của bé. Ví dụ như bé có đang mắc bệnh hay không? Có đang điều trị y tế dưới bất kỳ hình thức nào hay có dị tật bẩm sinh nào hay không? Trẻ có tiền sử sinh non, tiền sử dị ứng hay không? Đặc biệt cần thông báo nếu bé có các phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước đó như sốt cao, phát ban, sưng nề vùng tiêm...

- Tìm hiểu kỹ, nhờ cán bộ y tế tư vấn kỹ về loại vaccine được tiêm chủng cho bé để phòng bệnh sởi. Chắc chắn đã hiểu biết rõ về các phản ứng, tác dụng phụ có thể gặp và được hướng dẫn đầy đủ cách theo dõi, chăm sóc bé sau khi được tiêm chủng.

- Để trẻ sở lại cơ sở y tế ít nhất là 30 phút sau khi tiêm để được cán bộ y tế theo dõi sức khoẻ. Đồng thời có thể dễ dàng xử lý kịp thời nếu trẻ có các phản ứng bất thường xảy ra.

- Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm vaccine phòng bệnh sởi, cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về sức khoẻ trẻ. Các dấu hiệu dễ gặp là sốt, dị ứng, nổi mề đay, phát ban, đau vùng tiêm... Lưu ý nếu trẻ sốt cần theo dõi nhiệt độ một cách sát sao. Nếu sốt cao, kéo dài có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

- Không tuỳ tiện đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm để tránh nhiễm trùng.

- Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường sau khi tiêm chủng, cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất. Các dấu hiệu cần chú ý bao gồm sốt cao trên 39 độ C, co giật, khó thở, người tím tái, phát ban...

- Các phản ứng sau tiêm chủng thường kéo dài từ 1 dến 2 ngày và tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Nếu các triệu chứng đó kéo dài lâu hơn, cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.


Tác giả: Anh Dũng