Những điều cha mẹ cần chuẩn bị khi đưa con đi khám sởi

Những điều cha mẹ cần chuẩn bị khi đưa con đi khám sởi
Bệnh sởi là bệnh lành tính, nên nhiều bậc phụ huynh thường chần chừ trong việc đưa trẻ đi khám bệnh khi phát hiện ra một vài dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh sởi sẽ dẫn đến những biến chứng cực kỳ nguy hiểm.

Để giảm những biến chứng do sởi gây ra xuống mức tối thiểu ở người bệnh, việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Từ đó, chúng ta mới đưa ra được giải pháp y tế phù hợp.

1. Người nhà bệnh nhân sởi cần chuẩn bị tâm lý

Ngày nay, trong thời đại công nghệ số phát triển, nhiều người đã lên mạng xã hội để hỏi về tình trạng bệnh của con cái thay vì đưa con đến khám bác sĩ.

Tuy nhiên, những người làm cha, làm mẹ khác cũng chỉ có thể trả lời được tình trạng mà con họ gặp phải, chứ họ không thể giải quyết được tình trạng mà con bạn đang mắc. Chúng ta cần hiểu các triệu chứng bệnh ở mỗi đứa trẻ là hoàn toàn khác nhau, không trẻ nào giống với trẻ nào.

Khi đưa triệu chứng của con mình bạn lên mạng, mỗi người đọc sẽ đưa ra một ý kiến khác nhau. Điều này khiến cha mẹ sẽ vô cùng hoang mang, không biết xử trí thế nào. Việc áp dụng điều trị bệnh sởi dập khuôn cách trị bệnh của con người khác lên con mình, sẽ làm cho tình trạng bệnh của con bạn nặng hơn do điều trị sai cách.

Thêm nữa, khi xuất hiện quá nhiều thông tin về dịch bệnh, việc các bà mẹ theo dõi, cập nhật tin tức liên tục cũng khiến họ lóng ngóng, không biết xử lý thế nào khi thấy con có dấu hiệu nghi nhiễm sởi.

Lúc này, người nhà bệnh nhân cần chuẩn bị tâm lý kĩ càng, không nên hoang mang và lo lắng.

Những điều cha mẹ cần chuẩn bị khi đưa con đi khám sởi - Ảnh 1.

Nốt phát ban sởi ở trẻ có thể khiến phụ huynh chăm sóc trẻ bị sởi hoang mang, lo lắng - Nguồn Internet

2. Có nên cho con đi khám sởi không?

Cha mẹ chỉ nên cho con đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng bệnhkhông cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn, trẻ sốt trên 38ºC hoặc không còn các triệu chứng khác nhưng vẫn còn sốt.

Nguyên nhân do bệnh sởi dễ nhầm lẫn với nhiều loại bệnh có dấu hiệu phát ban tương tự như: sốt phát ban, Rubella, thủy đậu, dị ứng. Nhiều gia đình nghi ngờ con mắc bệnh sởi nhưng lại không biết có nên cho con đi khám sởi hay không vì không có kiến thức phân biệt những loại bệnh lý này.

Nhiều bệnh nhi chỉ mắc những loại bệnh phát ban thông thường, nhưng người thân lập tức con đi khám khi vừa có những triệu chứng ban đầu. Lúc này, nhiều em bé có thể nhiễm sởi thật khi bị đưa đến những nơi đông người có lẫn virus sởi. Trẻ dễ bị lây nhiễm chéo từ không bệnh lại thành có bệnh, nhất là khi tới bệnh viện lúc dịch sởi đang diễn ra.

Những điều cha mẹ cần chuẩn bị khi đưa con đi khám sởi - Ảnh 2.

Cần đưa trẻ đi khám khi triệu chứng sốt cao không thuyên giảm - Nguồn Internet

3. Phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ

Có nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khám, kết quả rất khỏe nhưng ngay ngày hôm sau, bé đã bị suy hô hấp nặng. Khi trẻ bị sởi, việc nhiễm thêm gió lạnh sẽ dẫn tới viêm hô hấp trước, vi rút tấn công rất nhanh.

Phụ huynh lưu ý: khi con lên cơn sốt, quá trình hạ sốt sẽ đổ nhiều mồ hôi. Nếu không chú ý cởi bớt đồ ra cho trẻ, trẻ sẽ bị lạnh từ những lượng mồ hôi thoát ra làm ướt áo quần. Vì thế, việc để trẻ mặc quá nhiều lớp quần áo dày cần tránh. Tuy nhiên, nếu bố mẹ cởi phanh áo con ra, trẻ sẽ bị cảm lạnh và viêm hô hấp. Khi con bị viêm hô hấp, cần được đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất.

Lưu ý, khi đưa trẻ ra ngoài gió đến phòng khám hoặc bệnh viện, cần giữ ấm cho cơ thể nếu thời tiết lạnh tránh trường hợp trẻ bị bội nhiễm, gió lạnh gây viêm hô hấp, bệnh trở nặng.

4. Cho trẻ đeo khẩu trang và dùng khăn mỏng che chắn kĩ càng

Sau khi xâm nhập vào cơ thể bé, virus sởi sẽ nhanh chóng sinh sôi trong vòm họng và phổi trước khi lây lan ra toàn bộ cơ thể. Lúc này, trẻ đang không bị bệnh đã bị lây và nhiễm bệnh thực sự.

Cần đeo khẩu trang hoặc dùng khăn mỏng che chắn kĩ càng cho trẻ trước khi đi khám sởi, bởi virus sởi có thể tồn tại vài giờ đồng hồ. Trong môi trường ngoài những không gian chật hẹp, đông đúc như bệnh viện, sởi rất dễ bùng ra thành dịch, lây lan qua đường hô hấp.

Bệnh sởi có thể lây trực tiếp khi tiếp xúc gần với bệnh nhân, khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện, việc che chắn này đã ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn từ môi trường bên ngoài lên cơ thể bệnh nhi.


Tác giả: Ngọc Điệp