Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng!

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng!
Trong việc chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên như nấm, sắn tàu, mật cá trắm,... bà nội trợ cần lưu ý một số điểm dưới đây nếu không muốn sau khi ăn bị suy thận, mất mạng!

Việc chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên cần đúng cách, bỏ đi những thực phẩm không còn dùng được nữa như lạc có nấm, khoai tây để lâu ngày,...

1. Độc tố từ mật cá trắm

Nhiều người truyền miệng nhau việc sử dụng mật cá trắm giúp bổ sung, tăng cường sức khoẻ.

Tuy nhiên quan niệm chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên như mật cá trắm để ăn là hoàn toàn sai lầm. Cho tới nay không thiếu các ca bệnh phải nhập viện do ngộ độc mật cá trắm.

Các nhà khoa học cho biết, trong mật cá trắm có chứa một hợp chất gọi là alcol steroid, chất này nếu hấp thụ qua đường ăn uống rất gây độc hại. Cụ thể alcol steroid đi qua dạ dày và được hấp thụ từ máu tới gan dẫn tới suy thận cấp.

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng! - Ảnh 2.

Mật cá trắm chứa chất độc gây ngộ độc, suy thận (Ảnh: Internet)

Người bị ngộ độc mật cá trắm do chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên thường có các biểu hiện như đau bụng, buồn nôn sau khi ăn từ 1 - 2 tiếng. Sau đó 1 ngày thì tiểu tiện ít dần rồi tới vô niệu. Chân có thể xuất hiện hiện tượng bị phù, nhức đầu, vàng da dạng nhẹ. Nếu không kịp thời điều tị có thể dẫn tới suy thận.

2. Chế biến thực phẩm có độc tố tự nhiên: Nấm - nguy cơ ngộ độc cao

Môi trường tự nhiên có rất nhiều các loại nấm khác nhau. Bà bầu ngoài việc nhận biết nấm độc, nấm lành thì việc chế biến thực phẩm có độc tự nhiên như nấm cũng cần hết sức lưu ý vì làm tăng nguy cơ ngộ độc.

Ngộ độc do nấm thường được chia thành 2 loại, đó là ngộ độc có triệu chứng sớm khoảng từ sau khi ăn tới 6 tiếng sau khi ăn; loại thứ hai là ngộ độc muộn, có triệu chứng xuất hiện từ 6 - 24 giờ sau khi ăn nấm.

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng! - Ảnh 3.

Chế biến thực phẩm có chứa độc tự nhiên như nấm cần hết sức cẩn thận (Ảnh: Internet)

Nấm gây ngộ độc sớm có thể kể đến các loại nấm điển hình như nấm amanita muscaria, anipantherina, nấm đỏ hay nấm mặt trời. Người bị ngộ độc dạng này thường có các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, ảo giác, co giật, đau cơ và không gây tử vong.

Những loại nấm có độc tính cực cao và nguy cơ tử vong lớn bao gồm nấm amanita phalloides, A. ocreata, A. verna... Những người bị ngộ độc nấm muộn (6-24 giờ sau ăn, thậm chí tới 48 tiếng) thường có những dấu hiệu như đau quặn thắt bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần, đi tiểu ít. Bên cạnh đó, nước tiểu của nhóm này thường có màu vàng đậm. Mắt vàng, có biểu hiện của suy gan và suy thận cấp. Nặng nữa là nguy cơ tử vong nếu như không được điều trị và xử lý kịp thời.

3. Chất độc có trong măng

Trong măng có một chất có khả năng gây ngộ độc cao là xyanua. Theo kết quả của một nghiên cứu chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên như măng cho thấy: măng trắng là măng được bào ra từ củ măng, măng trắng đã được ngâm nước nửa ngày, có nước hơi chua và măng màu vàng đã luộc qua và ngâm nước được bán trên thị trường có thể có hàm lượng xyanua rất đáng quan ngại.

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng! - Ảnh 4.

Măng cần ngâm trong nước nhiều giờ để loại bớt xyanua (Ảnh: Internet)

Mặc dù xyanua có trong măng sẽ giảm dần khi được tiếp xúc với nước. Tuy nhiên, đối với loại măng như măng chua thì enzyme có trong măng kết hợp với xyanua có sẵn hoặc sự kết hợp giữa xyanua với một số hoạt chất có trong ruột người có thể gây ra ngộ độc cấp tính.

Do vậy chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên như măng cần phải rửa kỹ, ngâm lại trong nước nhiều giờ và cần luộc qua từ 1 - 2 lần trước khi chế biến để phòng tránh ngộ độc.

4. Nguy cơ ngộ độc xyanua có trong củ sắn

Ngoài măng thì trong củ sắn cũng có chứa xyanua, nhất là khi luộc lên với số lượng lớn bạn có thể quan sát thấy chúng đóng váng lại ở trên bề mặt nước. Nếu như ăn phải ở hàm lượng cao, bạn sẽ bị ngộ độc.

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng! - Ảnh 5.

Luộc sắn dây với số lượng lớn có thể quan sát thấy lớp váng xyanua nổi lên trên (Ảnh: Internet)

Do vậy khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên như sắn, bạn nên lột vỏ và ngâm nước lạnh trong nhiều giờ trước khi mang đi luộc. Ngoài ra, trong quá trình luộc, bạn nên mở nắp nồi để xyanua có thể bay bớt.

5. Cẩn thận với khoai tây để lâu ngày

Khoai tây nếu như để lâu ngày dưới ánh nắng mặt trời hoặc khoai tây đã mọc mầm, quan sát thấy vỏ củ khoai chuyển sang màu xanh lá thì có nghĩa là lượng độc tố gọi là solanin có trong khoai đã tăng lên đáng kể.

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng! - Ảnh 6.

Không nên chủ quan với những củ khoai tây có vỏ màu xanh (Ảnh: Internet)

Với những củ khoai như vậy, tốt nhất là bạn nên bỏ đi, không nên sử dụng. Người bị ngộ độc solanin thường có biểu hiện là đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy kèm khó thở.

6. Đậu phộng (lạc) mọc nấm rất độc

Đậu phộng hay còn gọi là lạc, nếu như không được bảo quản ở nơi khô ráo mà lại để ở môi trường ẩm thấp rất dễ sinh nấm. Các nhà khoa học cho biết, nấm mọc trong lạc rất độc. Do đó, khi quan sát thấy lạc có những vết thâm đen, mốc trắng,.. thì không nên ăn.

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng! - Ảnh 7.

Không nên ăn lạc bị mốc, nấm dễ ngộ độc (Ảnh: Internet)

Người bị ngộ độc nấm trong lạc thường bị tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng dữ dội,....

7. Chất độc trong hạt điều thô

Hạt điều thô có chứa một độc tố gọi là urushiol. Nếu cơ thể hấp thụ một lượng urushiol đủ lớn có thể gây tử vong. Do vậy khi chế biến thực phẩm có chứa chất độc tự nhiên như điều bạn cần tìm hiểu xem hạt điều này đã được xử lý hay chưa.

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng! - Ảnh 8.

Trong hạt điều thô có chứa urushiol có thể gây tử vong nếu hấp thụ một lượng lớn (Ảnh: Internet)

Lưu ý, hạt điều thô chỉ nên sử dụng sau khi đã hấp lên.

8. Độc tố có trong củ cải trắng

Củ cải trắng là một món ăn phổ biến trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết, trong củ cải trắng có chứa độc tố là furocoumarins - loại độc tố này có chứa nhiều ở vỏ củ cải. Nếu ăn phải có thể gây đau dạ dày hay có thể gây bỏng rát nếu tiếp xúc ngoài da.

Những điều cần nhớ kỹ khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên nếu không muốn suy thận, mất mạng! - Ảnh 9.

Củ cải trắng cần loại bỏ vỏ để tránh ngộ độc (Ảnh: Internet)

Do vậy, khi chế biến thực phẩm có chất độc tự nhiên như củ cải, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để phòng tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.


Tác giả: Anh Dũng