Những điều cần lưu ý khi tái tạo lưỡi do ung thư lưỡi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Những điều cần lưu ý khi tái tạo lưỡi do ung thư lưỡi
Hiện nay, để lấy lại các chức năng bị mất, suy giảm sau phẫu thuật điều trị ung thư lưỡi, bệnh nhân thường được tái tạo lại lưỡi mới. Vậy bệnh nhân cần lưu ý những điều gì khi tái tạo lưỡi ung thư lưỡi để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất?

Tái tạo lưỡi ung thư lưỡi là phẫu thuật tạo hình có ý nghĩa quan trọng đối với các bệnh nhân phải phẫu thuật để điều trị ung thư lưỡi, giúp bệnh nhân phục hồi các chức năng mất đi do phẫu thuật điều trị và đảm bảo thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Khi được thực hiện phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau đây để giúp quá trình điều trị an toàn hơn và phục hồi nhanh hơn.

1. Có thể sẽ gặp một số khó khăn chức năng sau tái tạo lưỡi

Nhờ sự phát triển của y học và các kỹ thuật phẫu thuật, kết quả khôi phục chức năng của lưỡi sau phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân rất khả quan. Tuy nhiên, ban đầu khi mới thực hiện phẫu thuật tái tạo lưỡi bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định khi thực hiện các chức năng của lưỡi như khả năng phát âm, nuốt, nhai thức ăn,...

Điều này có thể là do bệnh nhân chưa quen với sự thay đổi của lưỡi sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi nên việc điều khiến lưỡi chưa thật sự linh hoạt và chuẩn xác như trước phẫu thuật.

Nhưng hầu hết tình trạng khó khăn bệnh nhân gặp phải sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi ung thư lưỡi sẽ được cải thiện từ từ sau khi bệnh nhân phẫu thuật tái tạo lưỡi ung thư lưỡi, khi bệnh nhân đã có sự thích ứng với hình dạng, thể tích và cách sử dụng lưỡi mới tái tạo.

Vì vậy, bệnh nhân nên kiên trì tập luyện các động tác của lưỡi để đẩy nhanh sự thích ứng của cơ thể giúp khôi phục chức năng nhanh chóng hơn.

2. Chế độ ăn sau phẫu thuật tái tạo lưỡi

Trong khoảng thời gian ngay sau phẫu thuật (thường là một vài ngày đầu) bệnh nhân thường không được cho tự ăn mà sẽ cần được cho ăn qua ống thông.

Sau đó, khi tình hình của bệnh nhân đã ổn định, bệnh nhân có thể sẽ được cho ăn bằng các loại thức ăn lỏng (cháo, sữa), không sử dụng các loại thức ăn cứng. Việc cho bệnh nhân ăn các loại thức ăn lỏng sau phẫu thuật tái tạo lưỡi ung thư lưỡi sẽ tránh cho bệnh nhân cần cử động lưỡi sau khi phẫu thuật làm ảnh hưởng đến vết thương và sự liền của mảnh ghép.

Đồng thời, các loại thức ăn được chế biến cho bệnh nhân sau tái tạo lưỡi ung thư lưỡi cần phải được làm từ những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, và thức ăn nên có nhiệt độ vừa phải khi sử dụng để tránh làm tổn thương lưỡi do nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

3. Cẩn trọng khi nói, nhai

Khi nói hoặc nhai sau phẫu thuật tái tạo lưỡi, do vết thương chưa lành sau phẫu thuật và cơ thể chưa quen để điều khiến lưỡi thật chính xác, nên nói quá nhiều ngay sau phẫu thuật hoặc nhai thức ăn rất dễ khiến bệnh nhân bị tổn thương vùng ghép, khiến vùng ghép lâu lành hoặc cắn phải lưỡi làm tổn thương lưỡi.

Vì thế, sau phẫu thuật tái tạo lưỡi ung thư lưỡi, bệnh nhân không nên nói quá nhiều (nhất là những ngày đầu sau phẫu thuật khi vết thương chưa lành) và cần rất thận trọng khi nhai thức ăn (đặc biệt là những thức ăn có độ cứng và độ dai cao). Điều này sẽ giúp vết thương do phẫu thuật tái tạo lưỡi ung thư lưỡi nhanh lành hơn và cũng tránh được các tổn thương cho lưỡi.

Trên đây là một số lưu ý mà bệnh nhân cần biết sau khi phẫu thuật tái tạo lưỡi ung thư lưỡi. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả sau phẫu thuật, bệnh nhân nên tham vấn bác sĩ để được tư vấn về các phương pháp chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân và giải đáp các thắc mắc kịp thời giúp bệnh nhân có thể yên tâm.


Tác giả: Quang Nam