- Không tự ý mua thuốc chữa bệnh tại nhà, bởi phương pháp chữa còn phụ thuộc và tình trạng của mỗi trẻ. Thuốc chữa viêm mũi dị ứng cũng bao gồm rất nhiều loại, có những loại gây ảnh hưởng không tốt đến trẻ nếu sử dụng lâu dài. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ, đúng hướng dẫn sử dụng.
- Không nên lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, hoặc khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn.
- Nắm rõ các tác dụng phụ của thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em để khắc phục chúng, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Ví dụ, các thuốc xịt mũi có chứa steroid thường là làm khô niêm mạc mũi gây kích ứng, đóng vảy và chảy máu vách ngăn mũi, đặc biệt là trong mùa đông nên các bậc phụ huynh có thể thoa gel dưỡng ẩm hoặc xịt dưỡng ẩm vào mũi trước khi sử dụng thuốc.
- Vì viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường tái đi tái lại nên bố mẹ cần quan tâm, nhận biết sớm các dấu hiệu để can thiệp và điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng. Các dấu hiệu có thể là chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, đau họng, giọng khàn, ngứa và đỏ mắt,....
- Nắm rõ các tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng ở trẻ để phòng tránh chúng, giữ trẻ cách xa khỏi các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời, giữ nơi ở sạch sẽ, khô thoáng để giảm triệu chứng dị ứng ở trẻ.
- Theo dõi để phân loại viêm mũi dị ứng ở trẻ. Nếu có triệu chứng trong một mùa hoặc tháng cụ thể trong năm được gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa. Nếu có triệu chứng hầu hết thời gian, bất kể mùa nào, được gọi là viêm mũi dị ứng quanh năm. Xác định được thời điểm trẻ dễ phát sinh viêm mũi dị ứng sẽ giúp bạn có những phương án giúp trẻ phòng tránh tốt hơn.
- Viêm mũi dị ứng là căn bệnh kéo dài, và gây nhiều triệu chứng khó chịu, nên khi ở nhà, các bậc phụ huynh nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để mũi trẻ thông thoáng hơn, trẻ cảm giác dễ chịu hơn, và giúp căn bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ khỏi nhanh hơn.
- Khi đang điều trị viêm mũi dị ứng, hệ hô hấp của trẻ rất nhạy cảm, nên cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng mũi, cổ và bàn chân. Không tắm nước lạnh cho trẻ.
- Cần tăng cường miễn dịch cho trẻ trong quá trình điều trị, để trẻ đối phó với bệnh tật tốt hơn. Tăng cường rau củ quả trong bữa ăn của trẻ. Ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa, có tác dụng trong điều trị cảm cúm, viêm mũi dị ứng.
- Khi các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ ngày càng trầm trọng hơn, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng mới.
- Trẻ bị đau tai hoặc xoang, hoặc đau đầu.
- Trẻ bị sốt.
- Mũi xuất hiện dịch nhầy màu vàng, xanh lá cây, nâu hoặc có lẫn máu.
- Mũi của trẻ bị chảy máu hoặc trẻ bị đau bên trong mũi.
- Các triệu chứng khiến trẻ khó ngủ, mất ngủ.
- Viêm mũi dị ứng không phổ biến ở trẻ em dưới hai tuổi, vì chúng không tiếp xúc nhiều với các chất gây dị ứng trong môi trường. Nếu con bạn có các triệu chứng như sổ mũi dai dẳng, nên đi khám bác sĩ để kiểm tra các nguyên nhân có thể khác.
Tuy viêm mũi dị ứng ở trẻ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, điều trị bệnh cho trẻ càng sớm càng tốt,