- Quyết định kê đơn một loại thuốc thường dựa trên các yếu tố khách quan và chủ quan. Đầu tiên, cần tính đến các ưu tiên và thuận tiện cho bệnh nhân. Thứ hai là việc bệnh nhân có dễ dàng tuân thủ lịch trình dùng thuốc hay không. Thứ ba, thuốc trị loãng xương có thể tiêu tốn quá nhiều tiền, đặc biệt là đối với người cao tuổi, nếu có thể, hãy kê đơn thuốc có giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của bệnh nhân, hoặc nó nằm trong danh sách thuốc được chấp nhận của công ty bảo hiểm của bệnh nhân.
Việc bệnh nhân có thể dùng thuốc lâu dài là vô cùng quan trọng bởi việc bỏ ngang điều trị có thể gây hậu quả rất nặng nề cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn và bác sĩ của mình cần phải thảo luận kỹ càng để bác sĩ có thể giúp bạn chọn lựa được loại thuốc điều trị loãng xương phù hợp với bạn nhất.
- Bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc điều trị loãng xương ở người già theo liều hàng tháng nếu thuốc được dung nạp tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy phiền phức khi phải nhớ lịch uống thuốc, bạn thích uống mỗi tuần một lần thay vì uống hàng ngày,... thì bạn nên trò chuyện với bác sĩ để đưa ra được phương pháp tốt nhất.
- Có nhiều thuốc có tác dụng điều trị loãng xương ở người già rất tốt, nhưng cũng mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Ví dụ liệu pháp hormone có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Do vậy, bạn hãy cùng bác sĩ của mình so sánh rủi ro với lợi ích đạt được để có được quyết định tối ưu nhất.
- Khi đã thảo luận và chọn lựa được loại thuốc phù hợp nhất, bạn cần tuân thủ chặt chẽ liều lượng và thời gian uống thuốc.
- Bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý với việc uống thuốc trong thời gian dài, vì điều trị loãng xương ở người già thường cần 3 - 5 năm. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng bệnh để có phương hướng điều trị tiếp theo.
- Bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị tinh thần trước những tác dụng phụ của thuốc. Thuốc điều trị loãng xương ở người già thường mang lại các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, trào ngược axit,....
- Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Các loại thuốc điều trị loãng xương ở người già thường yêu cầu bệnh nhân phải ngồi hoặc đứng 60 phút sau khi uống thuốc để giảm các tác dụng phụ như ợ nóng, và giảm nguy cơ loét thực quản.
- Cần đi tái khám và đo mật độ xương định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị, nhằm có phương pháp can thiệp kịp thời.
- Khi điều trị loãng xương ở người già cần chú ý đến các bệnh đi kèm. Bởi đôi khi căn bệnh, hoặc thuốc để điều trị căn bệnh đó chính là nguyên nhân dẫn đến loãng xương. Do vậy, cần phải điều trị dứt điểm các bệnh có liên quan trước khi tiến hành điều trị loãng xương ở người già..
- Trong quá trình điều trị loãng xương ở người già, bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh để hỗ trợ chữa trị đạt hiệu quả cao hơn. Bệnh nhân cần ăn uống đầy đủ canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết cho xương và cơ thể. Hạn chế hút thuốc, uống bia rượu, uống cà phê. Bệnh nhân cũng cần tăng cường vận động và tập thể dục. Chú ý chọn những bài tập vừa sức.
- Phòng ngừa té ngã để tránh xương bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình điều trị loãng xương ở người già.