Những điều cần đặc biệt lưu ý trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Những điều cần đặc biệt lưu ý trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn là chìa khóa trong việc điều trị và tránh các nguy cơ biến chứng xấu tới sức khỏe và tính mạng.

Theo thống kế, mùa mưa là mùa mà số bệnh nhân nhập viện do bị rắn cắn lại tăng cao. Nếu không biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn đúng, nạn nhân có thể gặp phải nguy cơ nhiễm trùng máu, bị hoại tử; nặng hơn có thể gây tử vong.

1. Cách nhận biết một số loại rắn độc thường gặp

Theo ghi nhận, chỉ có khoảng 15% trong tổng số các loài rắn là có độc trên khắp thế giới, 85% còn lại thường không quá nguy hiểm đối với con người. Dựa vào đặc điểm bên ngoài, nhất là hai răng nanh độc ở cửa hàm trên mà người ta có thể phân biệt được rắn không độc và rắn có độc. Do đó, người bị rắn độc cắn thường có dấu của vết thương rất đặc trưng – có dấu móc độc do răng nanh của rắn để lại.

Vết cắn của rắn độc để lại có thể gây thương tích cho nạn nhân, thậm chí gây tàn phế hoặc tử vong. Đáng nói hơn, một vài loài rắn hổ mang có thể phun nọc độc từ xa khiến người bị tiếp xúc với nọc độc bị tổn thương vùng mắt và nhiễm độc toàn thân.

Những điều cần đặc biệt lưu ý trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn  - Ảnh 1.

Biết cách sơ cứu khi bị rắn cắn là chìa khóa trong việc điều trị và tránh các nguy cơ biến chứng - Ảnh: kidsfirstaid

Đọc thêm bài viết:

Đề phòng rắn cắn mùa mưa bão và cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Tỷ lệ nhập viện do rắn độc cắn gia tăng khi vào hè, đây là những gì bạn cần lưu ý để an toàn

Dưới đây là một số loài rắn độc thường gặp ở nước ta:

Rắn hổ mang thường: Loại rắn này khi đe dọa hoặc sắp tấn công thì phần cổ sẽ bạnh ra và rắn sẽ phát ra tiếng kêu rất đặc trưng. Rắn hổ mang thường có thể xuất hiện ở cả đồng bằng, vùng núi và trung du; thậm chí đôi khi xuất hiện quanh các khu dân cư.

Rắn hổ mang chúa: Rắn hổ mang chúa khi tấn công cũng bạnh ở phần cổ nhưng không rộng bằng rắn hổ mang thường. Tuy nhiên, loại rắn này đặc trưng là có vảy lớn ở đỉnh đầu; rắn to nặng và dài lên đến 2.5m.

Rắng cạp nia, cạp nong: Loại rắn này đặc trưng là thân mình có khúc trắng, khúc đen hoặc màu vàng. Chúng thường sinh sống ở vùng đồng bằng và trung du; thích sống ở những nơi có nước.

Rắn biển: Rắn biển thường có nọc độc rất mạnh và sinh sống ở trong môi trường biển.

Rắn lục: Rắn lục có màu xanh lá cây ở nhiều mức độ, đầu chúng to hình tam giác hoặc hình thoi; mắt rắn lục có con ngươi hình elip dọc.

2. Dấu hiệu nhận biết bị rắn độc cắn

Để có cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn đúng, bạn cần nắm được triệu chứng khi bị rắn cắn. Một số triệu chứng nhận biết rắn không độc cắn là vết cắn trầy xước và sưng rất nhẹ. Còn đối với các vết rắn độc cắn, nạn nhân thường sẽ có những biểu hiện như sau:

- Cảm giác đau rát rất nặng tại vết thương trong khoảng từ 20-30 phút;

- Vị trí vết cắn có thể bị bầm tím, sưng phù và đôi khi lan rộng khắp chân hoặc tay và gây hoại tử trên da;

- Một số triệu chứng khác bao gồm: Khó thở, buồn nôn, cảm giác cơ thể bị yếu dần; đôi khi nạn nhân bị rắn độc cắn còn cảm thấy trong miệng xuất hiện mùi vị kỳ lạ.

Những điều cần đặc biệt lưu ý trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn  - Ảnh 2.

Để có cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn đúng, bạn cần nắm được triệu chứng khi bị rắn cắn - Ảnh: healthjade

Thường thì mốt số loài rắn lục có thể khiến nạn nhân bị xuất huyết và rối loạn đông máu. Trong khi đó, những loài rắn họ hổ có độc tố mạnh hơn sẽ gây ra một số triệu chứng về thân kinh như: khó nói, ngứa ran da, liệt toàn thân, suy hô hấp và thậm chí là ngưng thở. Nguyên nhân gây tử vong do bị rắn độc cắn thương do cơ thể nạn nhân bị liệt cơ, khó thở và rối loạn đông máu khiến mất máu.

Tuy nhiên, đôi lúc nạn nhân bị rắn độc cắn nhưng lại không có nọc độc phóng ra khi cắn. Những vết cắn như vậy thường không quá nguy hiểm và chỉ gây ra một số kích ứng tại chỗ.

3. Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Điều đầu tiên trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn đó chính là gọi điện vào số khẩn cấp của bệnh viện gần nhất để được trợ giúp y tế kịp thời. Tại bệnh viện, nạn nhân sẽ được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Đặc biệt, nạn nhân cần được cấp cứu sớm nhất khi vết thương có dấu hiệu sưng, đau dữ dội và đổi màu.

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp từ đội ngũ y tế, nạn nhân thực hiện cách sơ cứu khi bị rắn cắn dưới đây. Việc thực hiện các bước sơ cứu này sẽ giúp làm hạn chế nọc độc lây lan vào cơ thể:

- Di chuyển người bị rắn độc cắn ra cách xa khỏi con rắn;

- Nạn nhân hết sức bình tĩnh và hạn chế tối đa việc cử động. Tốt nhất, nên để nạn nhân nằm im và dùng nẹp để cố định khu vực có vết cắn (thường là ở các chi) để làm chậm quá trình lây lan nọc độc;

- Nên tháo bỏ các vật trang sức trên cơ thể nạn nhân, nới lỏng quần áo để tránh tình trạng chèn ép khiến khu vực có vết cắn bị sưng và tím bầm lên;

- Giúp nạn nhân điều chỉnh tư thế nằm hoặc ngồi sao cho vị trí vết thương thấp hơn so với tim; kể cả lúc di chuyển đến bệnh viện;

- Làm sạch nhẹ nhàng vị trí vết thương với nước muối sinh lý và xà phòng;

- Dùng gạc sạch để quấn băng kín lại vị trí bị rắn độc cắn.

Những điều cần đặc biệt lưu ý trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn  - Ảnh 3.

Điều đầu tiên trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn đó chính là gọi điện vào số khẩn cấp của bệnh viện gần nhất - Ảnh: medicalnewstoday

4. Một số lưu ý trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn

Các chuyên gia y tế chia sẻ, sai lầm nghiêm trọng nhất khi sơ cứu người bị rắn cắn đó chính là chủ quan, không đưa nạn nhân đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời; thay vào đó, người nhà áp dụng các kinh nghiệm dân gian để sơ cứu. Chính vì vậy, nhiều trường hợp đến bệnh viện khi nạn nhân đã có dấu hiệu suy hô hấp hoặc có vết hoại tử da.

Do đó, để bảo vệ tính mạng của người bị rắn cắn, mọi người cần lưu ý một số điểm trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn dưới đây:

- Khi sơ cứu, tuyệt đối không dùng dây hoặc băng garo để cột chặt vùng bị rắn cắn. Cách làm này sẽ làm cản trở lưu thông máu gây nên việc hoại tử vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra, việc buộc quá chặt vết thương sẽ gây đau đớn cho nạn nhân.

- Không nên chườm đắp các loại lá cây hay các loại hóa chất lên vết thương mà chưa có sự đồng ý của cán bộ y tế, bác sĩ.

- Không nên cố gắng rạch hoặc chích hút nọc độc bởi hành động này không giúp ích trong điều trị nọc độc rắn cắn; thậm chí có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng.

- Nạn nhân không nên uống đồ uống có cồn hoặc đồ uống có chứa caffeine. Các loại đồ uống này có thể làm nọc độc nhanh chóng hấp thu vào cơ thể.

- Không nên cố gắng để bắt được con rắn mà hãy cố gắng ghi nhớ hình dáng, màu sắc và cách mà rắn tấn công để có thể mô tả lại với bác sĩ điều trị. Việc nhận diện được loài rắn giúp ích rất nhiều trong việc điều trị. Nếu được, hãy chụp hình con rắn từ xa để đảm bảo an toàn và dễ dàng nhận dạng hơn.

Những điều cần đặc biệt lưu ý trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn  - Ảnh 4.

Mọi người cần lưu ý một số điểm trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn - Ảnh: lifestyleqld

Ngoài ra, cần nắm rõ môi trường mà rắn độc thương ẩn nấp và sinh sống để tránh xa là cách tốt nhất phòng ngừa tình trạng rắn độc cắn. Nếu di chuyển đi đến vùng có nguy cơ gặp phải rắn độc, nhất là trong đêm tối, cần trang bị đèn chiếu sáng và quần áo bảo hộ.

Khi gặp phải rắn mà chưa biết rắn độc hay không độc, hãy nhẹ nhàng tránh xa chúng bởi rắn chỉ tấn công con người khi cảm thấy bị đe dọa. Do đó, không nên đuối bắt rắn, dồn ép rắn hoặc giết rắn, bởi nọc độc rắn vẫn tồn tại kể cả khi rắn đã chết.

Người nhà cần thực hiện đủ các bước trong cách sơ cứu khi bị rắn cắn nêu trên và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Việc điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn sẽ có tác dụng khi được xử trí sau 12 giờ đầu bị rắn cắn. Nếu để qua 12 giờ, việc điều trị sẽ kém hoặc không còn hiệu quả.

Theo các chuyên gia y tế, việc làm sai cách sơ cứu khi bị rắn cắn ban đầu đã khiến rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng hoặc tử vong. Do đó, việc nhận biết loại rắn độc và xử trí ngay khi bị rắn cắn được xem là chìa khóa trong việc cứu nạn nhân.

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/snake-bites#treatment


Tác giả: Tiểu Quyên