Những điều cần biết về viêm gan B ở phụ nữ mang thai

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những điều cần biết về viêm gan B ở phụ nữ mang thai
Viêm gan B ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ, mà còn là một mối nguy hiểm trực tiếp với thai nhi.

1. Khái niệm về bệnh viêm gan B

Trong các loại bệnh lý về gan, viêm gan B nằm trong nhóm bệnh gan phổ biến nhất trên thế giới.

Siêu vi khuẩn viêm gan B chính là nguyên nhân gây nên bệnh. Tận dụng các lỗ hổng của hệ miễn dịch, siêu vi khuẩn này bắt đầu tấn công và làm tổn thương gan qua con đường quan hệ tình dục không an toàn, đường máu, dùng chung kim tiêm và con đường từ mẹ sang con trong thai kỳ hoặc lúc mới sinh.

Siêu vi khuẩn viêm gan B không quá khó để loại bỏ. Phần lớn người nhiễm đều có thể loại trừ loại vi khuẩn này dễ dàng. Dẫu vậy, một vài trường hợp cho thấy không phải ai cũng có thể làm được điều này. Đặc biệt ở độ tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, siêu vi khuẩn này vẫn tồn tại trong cơ thể con người và kéo bệnh thành tình trạng mãn tính.

Trong các vấn đề liên quan tới bệnh, viêm gan B ở phụ nữ mang thai nằm trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi bệnh không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ mà còn có khả năng lây truyền ra thai nhi.

2. Làm thế nào để phụ nữ mang thai biết mình bị viêm gan B?

Phần lớn triệu chứng viêm gan B ở phụ nữ mang thai không rõ rệt. Phụ nữ có thai cũng không phải ngoại lệ. Chỉ có một vài biểu hiện thông thường bệnh nhân có thể mắc phải như sốt nhẹ, đau khớp, chán ăn (viêm gan B cấp tính). Tuy nhiên, các biểu hiện này khá phổ thông, cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nên rất khó phát hiện.

Vậy nên, cách tốt nhất để kiểm tra xem mình có bệnh không là xét nghiệm. Các xét nghiệm được khuyên nên thực hiện trước khi sinh con để có kết quả chuẩn xác và phác đồ điều trị chuẩn nhất.

Điều này vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn và thai nhi. Nếu bạn mắc bệnh, siêu vi khuẩn có khả năng lây lan sang bé. Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc chuyên dụng để ngăn ngừa bé nhiễm bệnh hoặc kiểm soát vi khuẩn. Nếu không làm theo cách này, tỷ lệ mắc viêm gan B của bé lên tới 95%.

3. Bảo vệ trẻ thế nào với bệnh viêm gan B ở phụ nữ mang thai?

Khi phát hiện tình trạng viêm gan B ở phụ nữ mang thai, các thai phụ cần bình tĩnh và tránh hoảng loạn để thực hiện các phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.

Thai phụ sẽ được xét nghiệm kháng nguyên e viêm gan B (HBeAg). Nếu kết quả dương tính, thai phụ sẽ được tiếp tục xét nghiệm máu tải siêu vi khuẩn viêm gan B (định lượng DNA HBV). Thông thường, kết quả sẽ cho thấy lượng siêu vi khuẩn trong bạn đang khá cao. Bạn sẽ được dùng thuốc kháng sinh siêu vi khuẩn để hạn chế lây nhiễm sang bé.

Sau khi ra đời, trẻ bắt buộc phải tiêm hai mũi tiêm: vắc xin viêm gan B và globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Tiêm hai loại thuốc này trong vòng 12 giờ sau khi trẻ sinh gia tăng tỷ lệ không mắc bệnh của trẻ lên 90%.

Lưu ý, sau khi tiêm hai mũi tiêm trên, cha mẹ cần tiêm tiếp những mũi vắc xin viêm gan B còn lại theo lịch trình. Nếu không tiêm đủ thì trẻ không đủ sức đề kháng để phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, bé cũng nên xét nghiệm huyết thanh hậu chủng trong khoảng 9 – 12 tháng tuổi để kiểm tra tình hình hệ miễn dịch.

 4. Phụ nữ mang thai điều trị viêm gan B ra sao?

Trong thời kỳ thai kỳ, viêm gan B ở phụ nữ mang thai không có tác động quá nghiêm trọng. Vấn đề quan trọng là bạn phải kiểm soát bệnh và ngăn ngừa sự lây lan sang con.

Trải qua thời kỳ sinh con, người mẹ sẽ được tiến hành các xét nghiệm để theo dõi tình trạng siêu vi khuẩn trong cơ thể. Số lượng siêu vi khuẩn sẽ quyết định quá trình điều trị của người mẹ có nên tiếp tục nữa không.

Tuy nhiên, dù cho kết quả ra sao, việc ngừng dùng thuốc kháng siêu vi khuẩn cũng không nên. Nếu tình trạng viêm gan B ở phụ nữ mang thai có biến mất, người mẹ cũng phải theo dõi tình hình sức khỏe trong một thời gian dài nữa mới có thể an tâm khỏi bệnh.


Tác giả: Quang Anh