Giun sán là một trong những ký sinh trùng trong đường ruột và gây nhiều ảnh hưởng tới thể chất, tinh thần, sức khỏe của người bệnh. Hầu hết trẻ em mắc giun vì thói quen nghịch đồ vật, thậm chí nghịch đất cát sau đó không rửa sạch tay mà cho lên miệng hoặc bốc thức ăn. Do đó tẩy giun cho trẻ là việc cần được cha mẹ lưu ý, tránh gây ra hậu quả cho con sau này.
Tuy nhiên, tẩy giun cho trẻ lại không hề đơn giản, nhiều cha mẹ vẫn thường chủ quan không quan tâm đến các lưu ý khi chọn thuốc tẩy giun, thậm chí một số phụ huynh tự ý đi mua thuốc mà không để ý rằng mỗi loại lại có những liều lượng riêng khác nhau, phù hợp với từng đối tượng.
Các loại giun sán phổ biến ở trẻ thường gặp hiện nay là: sán dây, giun đũa, giun tròn, giun móc, giun tóc, giun kim,...
Hầu hết các loại ký sinh trùng và giun đều lây nhiễm trực tiếp qua đường miệng hay chui qua các vết thương hở, qua da. Ở trẻ nhỏ, trẻ chưa ý thức được hết về vệ sinh cá nhân nên thường chơi đùa, không giữ tay sạch sẽ, nghịch bẩn không rửa tay rồi đưa lên miệng.
Ảnh: Internet
Tùy thuộc vào mỗi loại giun mà trẻ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện thường thấy nhất là tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, suy dinh dưỡng, da xanh sao,...Ngoài ra, nếu bị giun kim, trẻ sẽ bị khó ngủ vào ban đêm, bị ngứa hậu môn do giun kim để trứng gây cảm giác ngứa khó chịu.
Để nhận biết con có bị giun hay không, phụ huynh cần quan sát những biểu hiện tiêu hóa của trẻ, bởi những triệu chứng của bệnh giun thường dễ giống với các bệnh lý khác như đau dạ dày, táo bón,... Một trong những dấu hiệu xác định trẻ mắc giun thường thấy nhất đó chính là các con thấy đau bụng, vùng bụng to, căng cứng bất thường, kèm theo ngứa hậu môn (đối với giun kim).
Việc dùng thuốc tẩy giun cho trẻ là việc cần thiết và cần làm định kỳ, đồng thời nên tẩy giun cho tất cả các thành viên trong nhà để tránh lây nhiễm chéo. Mỗi năm nên tẩy giun định kỳ 2 lần, trừ trường hợp có sự chỉ định khác từ bác sĩ.
Nên tẩy giun khi trẻ đã đủ 2 tuổi trở nên, nếu trẻ dưới 2 tuổi mắc giun thì nên cho trẻ đi khám và làm xét nghiệm cũng như hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ.
Ảnh: Internet
Loại thuốc này có tác dụng cả với giai đoạn ấu trùng và trưởng thành của giun thông qua cơ chế ức chế hấp thu glucose khiến cho giun mất năng lượng, gây bất động và chết, xác giun từ đó cũng bị nhu ruột đẩy ra ngoài theo đường đại tiện.
Ảnh: Internet
Khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ cần lưu ý:
- Tránh sử dụng với trẻ dưới 2 tuổi hoặc bệnh nhân bị mẫn cảm với các hoạt chất benzinidazole hoặc một trong các thành phần khác của thuốc
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc với bệnh nhân bị suy gan; nhiễm độc tủy xương.
- Sau khi sử dụng thuốc ít nhất 1 tháng không nên mang thai vì nguy cơ bị ảnh hưởng đến thai nhi.
- Khi sử dụng thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu chóng mặt, nổi mẩn... Khi gặp một trong các triệu chứng này sau khi uống thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.