Ung thư miệng là dạng bệnh lý nguy hiểm không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, gây suy giảm chất lượng cuộc sống mà căn bệnh "ít người biết đến" này còn đe dọa đến tính mạng của người mắc.
Chính vì thế mà những người có dấu hiệu bất thường ở khoang miệng hay thuộc nhóm nguy cơ cần phải tầm soát ung thư miệng để được chẩn đoán và can thiệp y tế kịp thời nếu mắc.
Đầu tiên, bạn sẽ trải qua lượt khám lâm sàng để xác định được tiền sử bệnh.
Khám lâm sàng trước khi tầm soát (Ảnh: Internet)
Trong quá trình thăm khám nếu như kết quả cho thấy có những nghi ngờ "có thể mắc ung thư miệng" bạn sẽ được chỉ định tầm soát ung thư miệng bằng 1 trong 2 phương pháp sau:
- Chụp MRI (còn gọi là chụp cộng hưởng từ)
- Chụp CT Scanner (còn gọi là chụp cắt lớp vi tính)
2 phương pháp có tác dụng kiểm tra phát hiện tế bào phát triển bất thường cùng mức độ lan tràn (di căn) thuộc khu vực lồng ngực và vùng đầu cổ.
Ở bước tiếp theo, nếu như chẩn đoán có triệu chứng ung thư miệng thì bạn sẽ được chỉ định làm sinh thiết tế bào.
Sinh thiết tế bào là liệu trình bắt buộc của tầm soát - cho biết được chính xác nhất mức độ tổn thương của tế bào.
Bên cạnh đó, do các nhà khoa học đã chứng minh được rằng các bệnh nhân mắc ung thư miệng thì sẽ có tới 5 đến 15% bị mắc thêm một dạng ung thư vùng đầu cổ nữa cho nên bạn sẽ phải làm nội soi vùng họng (khí quản, thực quản và thanh quản,...) để tìm dấu vết tổn thương.
Các bệnh nhân có thể được nội soi thêm (Ảnh: Internet)
Cuối cùng, các bác sĩ sẽ kết luận và chẩn đoán dựa trên những kết quả xét nghiệm vừa làm. Nếu như mắc bệnh, đánh giá bao gồm tình trạng bệnh, giai đoạn phát triển ung thư miệng, khối u hay tế bào ung thư đã lan tràn đến đâu, đưa ra tiên lượng sống đồng thời xây dựng và thống nhất phát đồ điều trị với người bệnh.
Tuy dấu hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nhưng một vài biểu hiện dễ nhận thấy của ung thư miệng bao gồm: niêm mạc miệng (má, sàn miệng, lưỡi) có vết loét lâu lành.
Những vết loét này cơ bản sẽ gây đau và chảy máu, tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh nhân lại không hề cảm thấy đau đớn gì.
Cần tầm soát ung thư miệng ngay khi gặp những vết loét khó lành (Ảnh: Internet)
Sau này, khi tế bào ung thư đã phát triển nhiều hơn sẽ có các biểu hiện khác như: bị mất giọng, nuốt đau nhức,...
Nhìn chung khi thấy những biểu hiện bất thường thì bạn nên tầm soát ung thư miệng ngay lập tức để có thể can thiệp y tế kịp thời.