Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch

Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch là hệ thống quan trọng trong cơ thể người. Suy giãn tĩnh mạch có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tĩnh mạch. Vậy suy giãn tĩnh mạch là gì và làm sao để điều trị suy giãn tĩnh mạch?

Bác sĩ Lý Minh Kiệt - Giảng viên bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TPHCM - trưởng khoa xương khớp Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết trong cơ thể người, tim co bớp để đẩy máu đi nuôi cơ thể. Máu cũ sau đó sẽ được tĩnh mạch đưa trở về tim cho một vòng tuần hoàn mới. Thế nên, tĩnh mạch là hệ thống vô cùng quan trọng trong cơ thể người.

Suy giãn tĩnh mạch là khiến máu không hoàn toàn trở về tim mà bị ứ đọng ở một vị trí nào đó. Máu có thể bị ứ đọng lại tại một vị trí hoặc chảy ngược lại so với vòng tuần hoàn, tạo ra lực cho hệ thống tĩnh mạch, dẫn đến căng giãn tĩnh mạch.

1. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch là gì?

Nguyên nhân gây bệnh suy giãn tĩnh mạch thường do các tĩnh mạch bị thoái hóa khiến cho máu không thể lưu thông và bị ứ đọng lại. Suy giãn tĩnh mạch do thoái hóa tĩnh mạch có thể do:

- Lão hóa do tuổi tác khiến chức năng của tĩnh mạch giảm. Đây là nguyên nhân khiến suy giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt trong độ tuổi từ 45 – 50.

- Do duy trì một tư thế trong thời gian dài như ngồi một chỗ, ít vận động… Điều này khiến áp lực ở các tĩnh mạch bị tăng lên. Nhân viên văn phòng, giáo viên, bác sĩ là những đối tượng có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch vì phải đứng hoặc ngồi lâu. Phụ nữ hay mặc tất bó, đi giày cao gót và ngồi vắt chéo chân cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn.

Ảnh 2.

Người hay đi giày cao gót và mặc quần bó có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch chân (Ảnh: Internet)

- Phụ nữ đang mang thai hoặc sinh nở nhiều lần cũng khả năng mắc suy giãn tĩnh mạch chân cao.

- Những nguyên nhân khác như thừa cân béo phì, chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước cũng có thể dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch.

2. Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch

Trong giai đoạn đầu, suy giãn tĩnh mạch không có nhiều triệu chứng điển hình. Những biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch ở giai đoạn này dễ lẫn với những bệnh khác. Đến các giai đoạn sau, dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ trở nên rõ ràng hơn. Vậy thì cách phát hiện suy giãn tĩnh mạch là gì?

- Giai đoạn đầu, suy giãn tĩnh mạch có ít dấu hiệu rõ ràng. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể thấy nặng chân, đau chân, chân phù nhẹ sau khi đứng hoặc ngồi lâu, có hiện tượng chuột rút và cảm giác như kiến bò trong chân vào buổi tối. Những dấu hiệu này chỉ thoáng qua khiến người bệnh không suy nghĩ nhiều và chủ quan.

- Giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch sẽ rõ ràng hơn. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sẽ thấy phù nề ở mắt cá và mu bàn chân. Mặt sau của gối, đùi, bắp chân có các vết chàm, màu sắc da thay đổi do máu ứ đọng ở tĩnh mạch lâu ngày.

Ảnh 3.

Người bệnh suy giãn tĩnh mạch lúc này sẽ thấy đau nhức và tê chân rất khó chịu (Ảnh: Internet)

- Giai đoạn nặng là khi tĩnh mạch bị suy giãn trương phồng lên. Người bệnh suy giãn tĩnh mạch lúc này sẽ thấy đau nhức và tê chân rất khó chịu. Tĩnh mạch này lúc thường xuất hiện thành búi lớn.

- Biểu hiện loét da khi bị suy giãn tĩnh mạch bắt đầu với với những vết loét có thể lành được. Nếu suy giãn tĩnh mạch tiếp tục tiến triển nặng hơn thì các vết loét sẽ không lành nữa mà có thể bị nhiễm trùng.

Những biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch có thể khác nhau ở mỗi người, tùy vào cơ địa. Dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch cũng không quá rõ ràng trong giai đoạn đầu nên nếu bệnh nhân không chú ý sẽ khó mà phát hiện bệnh sớm được.

3. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có liên quan nhiều đến chế độ làm việc và ăn uống. Vì thế, để phóng tránh suy giãn tĩnh mạch chúng ta cần xây dựng một lối sống sinh hoạt và làm việc hợp lí để tránh những nguy cơ suy giãn tĩnh mạch.

- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu; nên có những khoảng nghỉ thư giãn thay đổi tư thế, tập các bài tập tăng cường lưu thông máu.

- Không mặc quần áo quá bó, không ngồi vắt chéo chân quá lâu.

- Ăn nhiều rau củ qua để cơ thể có đủ chất xơ và vitamin; uống đủ nước để cơ thể trao đổi chất hiệu quả.

- Tập thể dục đều đặn.

Ảnh 4.

Tập thể dục giúp giảm nguy cơ suy giãn tĩnh mạch (Ảnh: Internet)

Tác giả: Nụ Nguyễn