Những điều cần biết về phốt pho trong cơ thể

Những điều cần biết về phốt pho trong cơ thể
Phốt pho cũng giúp loại bỏ chất thải và tái tạo các mô bị hỏng. Hầu hết mọi người có đủ phốt pho thông qua chế độ ăn uống. Tuy nhiên, những người có tình trạng sức khỏe nhất định, chẳng hạn như bệnh thận hoặc tiểu đường, có thể cần điều chỉnh lượng phốt pho sao cho phù hợp.

1. Lợi ích của phốt pho trong cơ thể đối với sức khỏe

Phốt pho mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì nó ảnh hưởng đến nhiều hệ thống khác nhau trong cơ thể. Một số lợi ích của phốt pho bao gồm:

- Giữ cho xương và răng chắc khỏe

- Giúp cơ bắp trở nên săn chắc hơn

- Hỗ trợ phục hồi cơ bắp sau khi tập thể dục

- Lọc và loại bỏ chất thải từ thận thúc đẩy dẫn truyền thần kinh khỏe mạnh trên toàn cơ thể

- Tạo DNA và RNA

- Quản lý việc sử dụng và lưu trữ năng lượng của cơ thể.

2. Thực phẩm có chứa phốt pho

Hầu hết mọi người có đủ phốt pho trong chế độ ăn uống của họ, đặc biệt nếu họ ăn nhiều thực phẩm có chứa protein và canxi. Các loại thực phẩm giàu protein là nguồn phốt pho tuyệt vời. Những thực phẩm này bao gồm: thịt gà, thịt heo, hải sản, các sản phẩm từ sữa, phô mai, quả hạch.

Một số thực phẩm khác ít protein cũng có thể là nguồn phốt pho tốt nhưng cơ thể lại khó hấp thụ hơn, ví dụ như: tỏi, khoai tây, ngũ cốc, bông cải xanh, hoa quả sấy khô,...

3. Nhu cầu phốt pho trong cơ thể con người

Nhu cầu phốt pho trong cơ thể thay đồi tùy thuộc vào độ tuổi cũng như thể trạng mỗi người. Dưới đây là lượng phốt pho cần đủ trong 1 ngày:

- Trẻ sơ sinh (0 tháng đến 6 tháng): 100 miligam (mg)

- Trẻ sơ sinh (7 tháng đến 12 tháng): 275 mg,

- Trẻ em (1 tuổi đến 3 tuổi): 460 mg

- Trẻ em (4 tuổi đến 8 tuổi): 500 mg

- Trẻ em (9 tuổi đến 18 tuổi): 1,250 mg

- Người lớn (19 tuổi trở lên): 700 mg.

4. Khi cơ thể nhận quá nhiều phốt pho

Nhận quá nhiều phốt pho không phải là vấn đề đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh thận mãn tính hoặc cơ thể có vấn đề về canxi, có thể có sự tích tụ quá nhiều phốt pho trong cơ thể.

Thừa phốt pho có thể ảnh hường đến khả năng hấp thụ các khoáng chất khác của cơ thể như sắt, kẽm, magie, canxi. Phốt pho còn kết hợp với canxi gây tích lũy khoáng chất trong các cơ.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng quá nhiều phốt pho trong cơ thể có thể nguy hiểm hơn đối với sức khỏe của một người so với kết quả nghiên cứu trước đó.

Các tác giả của một nghiên cứu năm 2017 lưu ý rằng tiêu thụ phốt pho quá cao có thể gây ra những tác động tiêu cực: vôi hóa trong hệ thống mạch máu và thận, chấn thương ống trong thận,  protein bất thường trong nước tiểu có thể chỉ ra tổn thương thận, rút ngắn tuổi thọ,...

5. Rủi ro khi phốt pho trong cơ thể quá ít

Hầu hết mọi người có đủ phốt pho trong chế độ ăn uống của mình, nhưng một số nhóm người có thể cần nhiều phốt pho hơn những người khác.

Những người cần nhiều phốt pho trong cơ thể bao gồm người mắc bệnh tiểu đường dùng insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Những người bị rối loạn sử dụng rượu cũng có thể cần phải tăng lượng phốt pho.

Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào ở trên nên nhận thức được các triệu chứng của việc có lượng phốt pho thấp. Những triệu chứng này có thể bao gồm: ăn mất ngon, mệt mỏi, đau khớp, đau xương,  khó thở, mất cân bằng điện giải, cáu gắt,...

Trong một số ít trường hợp, những người mà lượng phốt pho trong cơ thể quá thấp có thể dẫn đến hôn mê hoặc các triệu chứng đe dọa tính mạng khác.

Một bác sĩ thường có thể điều chỉnh mức phốt pho thấp bằng cách điều trị tình trạng cơ bản. Bác sĩ có thể khuyên mọi người thực hiện thay đổi chế độ ăn uống hoặc uống bổ sung để đảm bảo rằng họ có đủ phốt pho.

6. Kết luận

Cơ thể cần phốt pho để thực hiện nhiều chức năng cơ bản của nó. Hầu hết mọi người nhận được nhiều phốt pho thông qua chế độ ăn uống của mình. Những người có tình trạng sức khỏe nhất định hoặc đang dùng thuốc cụ thể có thể cần tăng hoặc giảm lượng phốt pho.

Bất cứ ai lo lắng về lượng phốt pho của mình hoặc đang gặp phải các triệu chứng thiếu phốt pho nên đến gặp bác sĩ để có thể lắng nghe những lời khuyên hữu ích nhất về hàm lượng phốt pho trong cơ thể.

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/325623.php


Tác giả: Lan Anh