Những điều cần biết về phẫu thuật gọt hàm

Những điều cần biết về phẫu thuật gọt hàm
Phẫu thuật gọt hàm không phải ai cũng hiểu rõ, đây là phương pháp thẩm mỹ dành cho mọi người. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của người thực hiện. Tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về phẫu thuật này.

1. Phẫu thuật gọt hàm được thực hiện như thế nào?

Phẫu thuật gọt hàm là công nghệ Hàn Quốc đang là kỹ thuật thẩm mỹ hàm mặt tiên tiến nhất thời điểm hiện tại. Quá trình thực hiện phẫu thuật gọt hàm được thực hiện như sau:

- Bác sĩ thẩm mỹ sẽ tạo một đường mổ nhỏ, ngắn và sử dụng dụng cụ chuyên dụng rạch một đường mổ qua niêm mạc ngách lợi tiền đình hàm dưới. Với vị trí vết mổ ở bên trong khoang miệng sẽ giúp dấu sẹo tốt nhất.

- Khu vực khoang trống được bóc tách để lộ xương góc hàm hai bên, điều này khiến bác sĩ cần tiến hành cắt bỏ phần xương hàm đã được đo vẽ, xác định ban đầu để hàm nhỏ lại.

- Sau khi kết thúc phẫu thuật gọt hàm thì bác sĩ đóng vết mổ và băng ép lại để cố định hàm.

2. Gọt cằm có nguy hiểm không?

Nhiều người thắc mắc rằng phẫu thuật gọt cằm có nguy hiểm không?. Thực tế, phẫu thuật gọt hàm hay gọt cằm đều có độ an toàn cao vì toàn bộ kỹ thuật trước khi đưa vào ứng dụng phổ biến đã được nghiên cứu, thử nghiệm và có chứng nhận của Bộ Y Tế thế giới và Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Những điều cần biết về phẫu thuật gọt hàm - Ảnh 2.

Thực hiện gọt hàm bằng cách loại bỏ một phần nhỏ trong cấu trúc xương hàm - Ảnh Internet

Bác sĩ chỉ thực hiện phẫu thuật gọt hàm bằng cách loại bỏ một phần nhỏ trong cấu trúc xương hàm đảm bảo độ vững chắc của hàm và quá trình phẫu thuật này không gây ảnh hưởng tới chức năng ăn hay nhai của người thực hiện phẫu thuật gọt cằm.

Do đó, đối với người thực hiện phẫu thuật gọt hàm có thể an tâm về tình trạng sức khỏe và chức năng hàm sau khi phẫu thuật của mình.

Chắc chắn có không ít người trước khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm lo lắng vì quá trình phẫu thuật được thực hiện bên trong khoang miệng nên nhiều người lo lắng có thể đụng chạm tới dây thần kinh, mạch máu. Tuy nhiên, với kỹ thuật hiện đại, bác sĩ can thiệp chính xác với vùng xương hàm thì không gây bất kỳ xâm lấn mô tế bào hay hệ thống thần kinh. Vì vậy người thực hiện phẫu thuật không cần lo lắng.

Tất nhiên sẽ có một vài trường hợp gặp phải các biến chứng khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm như: gây lệch mặt, tình trạng mất cảm giác vùng hàm,... Nhưng tất cả những nguyên nhân trên đều do bạn tiến hành tại các cơ sở trái phép, kém chất lượng nên độ an toàn, hiệu quả và chính xác không được đảm bảo.

3. Những đối tượng nên thực hiện phẫu thuật gọt hàm

Gọt hàm được thực hiện trên những đối với những khách hàng có khuôn mặt vuông, thô và bè. Khi phẫu thuật gọt hàm sẽ có gương mặt thanh tú hơn. Nhưng cần lưu ý trước khi thực hiện phẫu thuật này thì khách hàng cần đảm bảo sức khỏe của bản thân để thực hiện phẫu thuật.

Các phẫu thuật gọt hàm không được áp dụng với những đối tượng:

- Người có tiền sử hoặc đang điều trị các vấn đề sức khỏe như tim mạch hay huyết áp.

- Người bị các bệnh mạn tính, đang uống thuốc chữa bệnh.

- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú,...

Những điều cần biết về phẫu thuật gọt hàm - Ảnh 3.

Cần kiểm tra sức khỏe có đảm bảo không trước khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm - Ảnh Internet

Do đó việc gọt hàm còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tốt nhất trước khi quyết định phẫu thuật gọt hàm cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có thể kiểm tra, đánh giá và đưa ra biện pháp an toàn nhất.

4. Những lưu ý sau khi thực hiện phẫu thuật gọt hàm

- Không va chạm mạnh, gãi, chạm vào vùng hàm hay cằm vì sẽ gây đau.

- Nên tránh cách hoạt động gây áp lực lên hàm như cúi đầu, nằm dốc đầu.

- Sau khi thực hiện phẫu thuật gọt cằm thì trong 1 đến 2 tuần đầu cần tránh cười lớn, há miệng to, nhai mạnh.

- Giữ vệ sinh, cần thay băng trong vòng 24h sau khi thực hiện phẫu thuật và nên nghỉ ngơi hoàn toàn trong 7 đến 10 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật.

- Cần sử dụng đai định hình mặt sau khi phẫu thuật.

- Lưu ý cần chườm lạnh trong 2 ngày đầu. Bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của túi chườm bằng tay, nên lót một lớp gạc sạch ngăn cách túi chườm với bề mặt da tránh gây bỏng nhiệt.

- Trong 7 đến 10 ngày không nên ăn các loại thức ăn cứng. Nên ăn cháo gạo tẻ, súp, thực phẩm xay nhuyễn.

- Cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Tái khám theo đúng lịch hẹn để có kết quả như ý.


Tác giả: Nắng Mai