Bệnh ung thư thanh quản được biết đến là sự xuất hiện của các khối u ác tính vùng thanh quản. Ung thư thanh quản được xác định là ung thư thuộc đường hô hấp và tiêu hóa trên (V.A.D.S).
Theo thống kê thì tại Việt Nam các ca bị ung thư thanh quản thường là thể ung thư thanh quản thuần nhiều hơn là những ca bị ung thư thanh quản hạ họng. Bệnh đứng hàng thứ hai sau độ phổ biến của ung thư vòm họng. Độ tuổi thường bị ung thư thanh quản là nhóm từ 45 - 65 tuổi, đa số là nam giới.
Những yếu tố nào làm gia tăng nguy cơ ung thư thanh quản:
- Hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc cao hơn là kết hợp cả thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia
- Bị các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, thoát vị thanh quản hay u nhú thanh quản
- Tiếp xúc với phóng xạ
- Bị chứng viêm thanh quản mãn tính chẳng hạn như chứng bạch sản hay hồng sản. Đây là những bệnh viêm thanh quản có nguy cơ cao biến chứng thành khối u thanh quản ác tính với tỷ lệ từ 10 - 40%.
Ở giai đoạn T1, nghĩa là giai đoạn sớm của bệnh thì phác đồ điều trị ung thư thanh quản chủ yếu nhắm vào phương pháp phẫu thuật đối với khối u khu trú. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:
- Phẫu thuật sử dụng laser CO2: thực hiện sưới soi treo vi phẫu và người bệnh không cầ phải mở khí quản
- Phẫu thuật mở sụn giáp cắt dây thanh hoặc phẫu thuật cắt dây thanh quản trán bên áp dụng cho những ca có tế bào ung thư lan ra tới mép dây thanh.
Thường thì phác đồ điều trị ung thư thanh quản cho giai đoạn T1 không mang tính nặng nề, nhất là trong trường hợp phẫu thuật với laser CO2 thì có tác dụng giữ lại được giọng nói cho người bệnh, không chịu ảnh hưởng từ tác dụng phụ do tia xạ.
Bên cạnh đó phác đồ điều trị ung thư thanh quản khối u T1 còn bao gồm cả xạ trị. Xạ trị được chỉ định là phương pháp điều trị bổ sung đối với khối u T1b. Nghĩa là tế bào ung thư đã phát triển lan rộng ra cả hai dây thanh.
Thường thì một liệu trình xạ trị sẽ kéo dài 6 tuần. Biến chứng sớm của T1 có thể là nuốt bị đau, gặp chứng phù nề thanh quản. Biến chứng muộn hơn có thể là xơ thanh quản, bị hoại tử sụn hoặc suy giáp. Còn tỷ lệ sarcoma do tia xạ thấp.
Phác đồ điều trị ung thư thanh quản T2 bao gồm:
- Phẫu thuật cắt dây thanh quản bán phần trên nhẫn: phẫu thuật này áp dụng cho bệnh nhân đang có khối u T2 và một số bệnh nhân có khối u T3,. Phẫu thuật kiểu CHEP giúp cho bệnh nhân giữ được nguyên chức năng thanh quản và có thể lấy được hết tế bào ung thư ra.
Hiện nay với các trung tâm có hệ thống chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán giải phẫu bệnh lý tốt, có thể phẫu thuật bằng laser CO2 trong một số trường hợp khối u T2.
- Xạ trị: xạ trị là phương pháp được chỉ định cho những bệnh nhân không thích hợp cho phẫu thuật hay bệnh nhân không đồng ý thực hiện phẫu thuật.
Phác đồ điều trị ung thư thanh quản giai đoạn T3 và T4 chủ yếu là cắt bỏ thanh quản và nạo vét hạch cổ cùng với điều trị bổ sung là xạ trị sau mổ.
Liều tia vào diện u là 60 - 70Gy, vào hạch cổ là 50Gy nếu hạch âm tính và 60 - 70Gy nếu hạch có di căn.. Khó khăn nhất là bệnh nhân khi bị mất thanh quản sẽ không thể nói được.
Tuy nhiên thì với sự phát triển của các vấn đề phục hồi phát âm như lắp van phát âm khí thực quản, tập nói giọng thực quản hay sử dụng thanh quản điện thì có thể giúp cho bệnh nhân có thể lấy lại được giọng nói.
Một xu hướng khác tham khảo cho điều trị bệnh ung thư thanh quản khi ở giai đoạn muộn là vẫn bảo tồn thanh quản rồi kết hợp với hoá xạ trị đồng thời, protocol hoá chất gồm có Cisplatin và 5 FU.
Phương pháp xạ trị đơn thuần thường chỉ áp dụng cho các trường hợp ung thư bị lan rộng, không còn có thể có khả năng phẫu thuật hay các trường hợp ung thư thanh quản bị tái phát tại chỗ, di căn xa như một trị liệu vớt vát.