Đối với trường hợp nứt kẽ hậu môn ở trẻ em thường có thể điều trị tại nhà và tự lành. Tuy nhiên, nếu triệu chứng của trẻ không thuyên giảm, vết nứt không lành trong thời gian dài có thể khiến trẻ bị nứt hậu môn mạn tính. Vì vậy trẻ cần được đi khám và chăm sóc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nứt kẽ hậu môn là một thuật ngữ chỉ tình trạng vết rách nhỏ ở niêm mạc ống hậu môn của trẻ. Dù chỉ là tổn thương nhỏ ở vùng niêm mạc nhưng dễ gây bất tiện đối với trẻ. Nhiều trường hợp khi trẻ bị nứt kẽ hậu môn sẽ gây ra cảm giác sợ hãi khi sinh hoạt vì đại tiện khó khăn, thậm chí có máu trong phân dễ gây hoang mang đối với phụ huynh.
Nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em:
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ em, nhưng có một vài nguyên nhân chủ yếu dưới đây phụ huynh cần lưu ý:
- Nứt kẽ hậu môn xảy ra do trẻ bị táo bón, khối phân mỗi lần đại tiện quá lớn và cứng khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn. Điều này còn làm tăng nguy cơ bị táo bón mạn tính ở trẻ tạo thành vòng xoắn bệnh lý gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ.
- Thói quen rặn khi đi đại tiện khiến lực đẩy phân mạnh, tăng áp lực nên gây ra vết rách.
- Trẻ bị viêm vùng hậu môn trực tràng hoặc bị viêm loét đại tràng.
- Có 80% trẻ bị nứt hậu môn trong năm đầu đời. Do đó tình trạng trẻ bị nứt kẽ hậu môn không quá đáng lo ngại.
Triệu chứng của nứt kẽ hậu môn ở trẻ em:
- Trẻ quấy khóc, khó chịu khi đi đại tiện.
- Trẻ đi vệ sinh xong có khối phân lớn, kèm máu tươi bọc bên ngoài.
- Trẻ em lớn hơn thường sẽ nhịn đi đại tiện để tránh cảm giác đau do tình trạng nứt kẽ hậu môn gây ra.
- Cha mẹ cần kiểm tra hậu môn của trẻ xem có xuất hiện vết rách dọc theo vùng da của ống hậu môn hay không.
- Trẻ có thể có biểu hiện bị ngứa hoặc bị kích ứng quanh hậu môn.
Khi vết nứt kẽ hậu môn ở trẻ em không tự lành và kéo dài trên 6 tuần thì nguy cơ trẻ có thể bị nứt kẽ hậu môn mạn tính. Đây là một loại biến chứng khi trẻ bị nứt hậu môn. Điều này sẽ khiến bệnh trẻ dễ tái phát trở lại sau khi lành. Không những thế nếu vết rách xâm nhập đến lớp cơ vòng hậu môn trong sẽ khiến cơ bị co thắt, dẫn tới vết rách rộng hơn, khó lành hơn và có thể trẻ cần được phẫu thuật để sửa chữa hoặc loại bỏ vết nứt.
Theo thông tin ở trên, tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ thường gặp và đa số bệnh của trẻ có thể tự lành. Triệu chứng bệnh khi bé bị nứt kẽ hậu môn thường biến mất sau 2 tuần nhưng cần đến 8 tuần để vết thương có thể lành hoàn toàn.
Tuy nhiên, nếu sau 8 tuần, vết nứt kẽ hậu môn của trẻ vẫn chưa lành thì bé cần được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.
Cần chữa nứt kẽ hậu môn của trẻ cần thực hiện thay đổi một số thói quen và chế độ ăn của trẻ như sau:
- Thường xuyên thay tã cho trẻ, giữ vệ sinh vùng hậu môn của trẻ khô thoáng.
- Bổ sung cho trẻ nhiều chất xơ, cho trẻ uống nhiều nước, thay đổi dinh dưỡng sẽ giúp trẻ giảm táo bón ở trẻ.
- Cho trẻ vận động, tập thể dục nhẹ nhàng.
- Có thể sử dụng kèm cho trẻ một số loại thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân.
- Thăm khám bác sĩ để kiểm tra và được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị, kê đơn thuốc.
- Đối với bé bị nứt kẽ hậu môn, phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh cho trẻ để giảm tình trạng co thắt và giảm đau, giúp trẻ nhanh lành vết thương. Việc phẫu thuật sẽ cắt một phần cơ vòng hậu môn của bé.
Trẻ sơ sinh bị đỏ hậu môn thường không phải vấn đề quá xa lạ đối với những phụ huynh có con nhỏ. Tuy nhiên, đối với tình trạng này không được xem nhẹ. Rất có thể trẻ sơ sinh bị đỏ hậu môn là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc bệnh lý về vùng hậu môn, đặc biệt là áp xe cạnh hậu môn.
Trẻ sơ sinh bị đỏ hậu môn do đâu:
- Da trẻ mỏng, nhạy cảm, nếu trẻ mặc tã cả ngày thì vùng da hậu môn thường xuyên phải tiếp xúc với phân và nước tiểu. Điều này sẽ gây kích ứng da và gây ra hiện tượng hăm đỏ hậu môn.
- Lựa chọn loại bỉm không phù hợp cho trẻ cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị đỏ hậu môn.
- Áp xe cạnh hậu môn là tình trạng hình thành khi trẻ bị nhiễm trùng, viêm nhiễm tại hậu môn khiến bé xuất hiện dịch mủ, mẩn đỏ ở hậu môn.
Khi trẻ gặp những bất thường tại vùng hậu môn như bị đỏ hậu môn thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, chuẩn đoán nguyên nhân, mức độ tình trạng bệnh và kịp thời điều trị.
Các triệu chứng khi bị apxe hậu môn ở trẻ như sau:
- Vùng hậu môn trẻ xuất hiện mụn nhọt, sưng tấy, căng mọng và chảy mủ.
- Da quanh hậu môn bị nóng, đỏ hơn những vùng da khác.
- Bé bị đau nhiều khi đi vệ sinh, có những trường hợp chỉ ngồi hoặc nằm cũng gây cảm giác đau đớn, khó chịu ở trẻ.
- Trẻ bị sốt cao từ 39 đến 40 độ, khóc nhiều, lười ăn, xảy ra tình trạng nôn mửa.
Vì trẻ sơ sinh không thể sử dụng thuốc kháng sinh, các phương pháp ngoại khoa để điều trị bệnh apxe hậu môn cho bé. Do đó cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và nhận điều trị từ bác sĩ.
Ngoài ra, để bảo vệ trẻ cha mẹ cần vệ sinh cho trẻ hàng ngày, tránh sử dụng các loại giấy ướt có mùi nồng để lau và vệ sinh vùng hậu môn của bé. Đối với hậu môn trẻ nên sử dụng các loại khăn mềm. Nên tăng cường cho trẻ bú nhiều sữa mẹ để giúp trẻ cung cấp dinh dưỡng đang bị hao hụt. Để mẹ có nhiều sữa, sữa tốt cho trẻ sơ sinh, người mẹ cũng cần ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi và thực đơn hàng ngày của mình.