Những điều cần biết về nguyên nhân mắc bệnh xơ gan

Những điều cần biết về nguyên nhân mắc bệnh xơ gan
Xơ gan là bệnh phổ biến với người dân Việt Nam nhưng hiện tại vẫn có nhiều người không nắm rõ các nguyên nhân mắc bệnh xơ gan.

1. Các nguyên nhân mắc bệnh xơ gan cơ bản

Xơ gan là bệnh mãn tính làm các thùy gan, các mô sẹo, mô xơ thay thế mô gan bị thương tổn nặng. Điều này khiến chức năng của gan bị suy giảm và biến mất.

Có nhiều nguyên nhân mắc bệnh xơ gan khác nhau. Các nhóm nguyên nhân chính gồm nghiện rượu, viêm gan B, viêm gan D, viêm gan siêu vi C và gan nhiễm mỡ, bệnh đường mật kéo dài, bẩm sinh,…

Ảnh 1.

Nguyên nhân mắc bệnh xơ gan có thể tới từ nhiều yếu tố khác nhau (Ảnh: Internet)

2. Các giai đoạn phát triển của bệnh xơ gan

Thời kỳ đầu của bệnh, chức năng gan còn bù trừ nên gan không có triệu chứng cụ thể, nếu có thì cũng không rõ hoặc rất nhẹ như: rối loạn tiêu hóa, tiêu lỏng, ăn không ngon, đau nhẹ, tức vùng bụng, đầy bụng,… Nếu đi khám, người bệnh chỉ thấy gan của mình hơi to (có thể không to) hoặc lách to.

Ảnh 2.

Người bệnh thường của quan về tình trạng phát triển bệnh xơ gan (Ảnh: Internet)

Thời kỳ bệnh toàn phát, các chức năng của gan suy giảm rõ rệt. Các biểu hiện lâm sàng có rối loạn tiêu hóa ngày càng tăng, đau mạn sường bên phải, da xạm, sụt cân, vàng da, vàng mắt, ứ huyết, giãn mao mạch, xuất huyết,… Khi khám, gan bắt đầu có eo nhỏ hoặc to dưới bờ sườn, bờ sắc cứng.

Ở giai đoạn cuối, bệnh có triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch: da bụng bóng, cổ trướng, tiểu ít hoặc không vô niệu, tuần hoàn bàng hệ, khó thở, người gầy, xuất huyết tiêu hóa,…

Có thể thấy, vì không có triệu chứng cụ thể ban đầu nên nhiều người đã chủ quan về nguyên nhân mắc bệnh xơ gan và tình hình sức khỏe bản thân. Chỉ sau khi mắc bệnh một thời gian, tự nhận thấy sức khỏe của mình bỗng suy giảm, buồn nôn và mệt mỏi kéo dài, người bệnh mới hốt hoảng khám chữa. Nghiêm trọng hơn, các hiện tượng ngứa rát da, đau bụng, giảm cân nhanh, vàng da và chân tay sưng tấy còn khiến nhiều người hốt hoảng, bối rối không biết chữa trị sao cho thích hợp.

Vậy nên, khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu phát bệnh xơ gan, bệnh nhân cần ngay lập tức tới các trung tâm y tế để có sự thăm khám của bác sĩ. Các xét nghiệm máu sinh thiết và kết quả X-quang sẽ cho bạn biết mức độ tổn thương của gan. Từ đó, bác sĩ mới có thể đưa ra các phác đồ điều trị thích hợp.

3. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh xơ gan

Để phòng ngừa bệnh xơ gan, sau khi đãn tìm được nguyên nhân mắc bệnh xơ gan, bạn cần tập luyện và duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, hạn chế hoặc ngừng uống rượu bia, giảm khẩu phần muối trong các bữa ăn. Bạn cũng nên không ăn hải sản sống và trao đổi thường xuyên với bác sĩ về phác đồ và các loại thuốc hay vitamin dùng trong điều trị bệnh. 

Xa hơn nữa, cứ mỗi 3 - 6 tháng, bạn cần tới các trung tâm tiến hành các xét nghiệm tình hình sức khỏe của gan. Điều này vô cùng cần thiết, ngay cả khi sức khỏe bạn đang hoàn toàn tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên tiêm phòng vắc-xin để chủ động phòng ngừa.

Tác giả: Quang Anh