Những điều cần biết về nấm da đầu

Những điều cần biết về nấm da đầu
Nấm da đầu là một loại bệnh da liễu thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nấm da đầu gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu, rụng tóc, tróc vảy là mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Hiểu rõ về nguyên nhân và các dấu hiệu của nấm da đầu giúp bạn phòng ngừa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó với những kiến thức đã có bạn sẽ dễ dàng phát hiện bệnh trạng để điều trị ngay khi triệu chứng xuất hiện.

1. Nấm da đầu là gì?

Nấm da đầu còn có tên gọi khác là ecpet mãng tròn. Đây là một dạng bệnh viêm nhiễm da đầu và nang tóc do vi khuẩn và nấm trú ngụ gây nên. Căn bệnh này thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, mang đến nhiều bất tiện cho cuộc sống của người bệnh.

Đặc trưng của nấm da đầu là gì, nấm da đầu là tình trạng vảy gàu nhỏ tạo thành các mảng hình tròn màu trắng đục, đóng vảy trên da. Trong trường hợp nặng người bệnh có thể bị rụng tóc hàng loạt, da đầu lở loét, chảy mủ, có mùi khó chịu.

Người bị bệnh thường ngứa ngáy khó chịu, bị rụng tóc và có thể bị hói, sẹo vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.

Những điều cần biết về nấm da đầu để phòng tránh hiệu quả - Ảnh 1.

Hình ảnh nấm da đầu khiến người bệnh tự ti - Ảnh Internet

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh nấm da đầu thường bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Có thể bị lây nhiễm từ người sang người. Lây nhiễm từ động vật sang người. Môi trường sống không sạch sẽ...Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến.

Do chủng nấm Trichophyton:

Ban đầu nấm Trichophyton tạo các mảng da đỏ có vảy hình tròn. Sau một thời gian vùng da này sẽ sưng đỏ lên và mưng mủ khiến tóc trở nên cứng và dễ gãy rụng. Chủng nấm này khiến các mảng da đầu bị bong tróc gây ngứa ngáy và hói tạm thời.

Nấm Microsporum gây nấm da đầu:

Loại nấm này khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ rụng tóc thành mảng với đường kính vài cm. Đốm tóc rụng có màu xám, sợi tóc gãy sát gốc. Đối tượng bị bệnh chủ yếu là trẻ em từ 1 - 2 tuổi.

Nấm Kerion de celse:

Nấm Kerion de celse cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh. Sự xuất hiện của loại nấm này gây ra tình trạng viêm da nặng, mưng mủ, áp xe nang lông. Các vảy mủ lõm sâu, chứa dịch màu vàng, có mùi hôi gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Bị lây nhiễm từ người và động vật:

Trên cơ thể vật nuôi thường tồn tại rất nhiều ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm. Khi cơ thể chúng mất đi những mảng lông, nếu bạn vô tình tiếp xúc trực tiếp sẽ dễ bị lây lan. Ngoài ra tiếp xúc trực tiếp với người bị nấm da đầu, hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Vệ sinh không sạch sẽ:

Gội đầu hàng ngày có thể khiến lớp sừng bị tổn thương. Bởi hoá chất trong dầu gội sẽ tẩy sạch dầu tiết ra khiến tóc bị mất đi lớp màng bảo vệ. Tuy nhiên nếu đầu quá bẩn, lớp dầu nhờn tích tụ nhiều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh nấm da đầu.

Thói quen sinh hoạt hàng ngày:

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây ra bệnh nấm da đầu. Để tóc ướt hoặc buộc tóc khi đi ngủ. Môi trường ẩm ướt tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm sinh sôi. Da đầu ẩm khiến các lỗ chân lông mở to gây ra tình trạng tóc gãy, rụng.

Một số bệnh ngoài da khác:

Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh như vảy nến, á sừng, viêm da...cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nấm da đầu.

Những điều cần biết về nấm da đầu để phòng tránh hiệu quả - Ảnh 2.

Nấm da đầu có thể xảy ra do người bệnh mắc một vài bệnh khác - Ảnh Internet

3. Biểu hiện bệnh nấm da đầu

Nấm da đầu thường phát triển mạnh vào mùa mưa, những nơi ẩm ướt và ấm áp. Tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người nấm có thể phát triển theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Ngứa ngáy, rụng tóc, da đầu có vảy nhỏ.

Ở giai đoạn này, da đầu của người bệnh sẽ xuất hiện các mảnh gàu nhỏ gây ngứa ngáy, rụng tóc. Đây là dấu hiệu bệnh khởi phát, xuất hiện ở nhiều người, nhưng không được coi trọng. Nấm xuất hiện kích thích vùng da đầu tiết ra bã nhờ đột biến, kết hợp với tế bào chết tạo thành gàu.

Giai đoạn 2: Ngứa khủng khiếp và xuất hiện mụn ở da đầu.

Gàu và chất nhờn tiết ra nhiều hơn dẫn đến tình trạng ngứa da đầu khủng khiếp. Điều này khiến cơ thể luôn trong trạng thái bứt rứt, khó chịu, thúc đẩy hành động gãi liên tục, gãi mạnh khiến da đầu bị xước xát, tổn thương, đóng vảy.

Sau đó trên da đầu xuất hiện những nốt sần đỏ, mụn li ti và lan rộng ra hình thành nấm. Tình trạng rụng tóc kéo dài và ngứa khủng khiếp là dấu hiệu nặng nề nhất của giai đoạn hai.

Giai đoạn 3: Tóc rụng nhiều, viêm da, mưng mủ.

Đây là giai đoạn nấm da đầu nặng. Nguy cơ gây rụng tóc thường xuyên tiếp diễn. Các mảng tóc rụng tăng theo thời gian. Xuất hiện tình trạng viêm da, lở loét, mưng mủ, gẩy ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý người bệnh. Khi nấm da đầu đã phát triển đến giai đoạn này bắt buộc phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị phù hợp.

4. Phân biệt nấm da đầu với gàu thông thường

Không phải ai cũng biết cách phân biệt nấm da đầu với gàu thông thường. Từ đó bỏ qua các triệu chứng nguy hiểm khiến bệnh nặng hơn dẫn đến gặp khó khăn khi điều trị.

So sánh về hình thái:

Gàu là biểu hiện rối loạn lớp sừng của da đầu. Biểu hiện là da đầu bị đóng thành vảy trắng, sau đó rớt thành từng mảng hoặc lấm tấm trên tóc. Người bị gàu, chu kỳ tế bào da rút ngắn hơn cho với da đầu khoẻ mạnh. Do đó da đầu dễ bị bong tróc nhiều hơn.

Biểu hiện của nấm da đầu là những mảng tróc vảy trắng kèm theo rụng tóc và có nhiều sẩn. Các lớp vảy khô, dày và nặng hơn so với gàu.

Vùng phân bổ và tác hại:

- Gàu chỉ xuất hiện ở vùng da đầu, gây ngứa ngáy, khó chịu trong sinh hoạt. Đồng thời nó gây mất thẩm mỹ và khiến bạn bị tự ti.

- Trong khi đó nấm da đầu có thể xuất hiện ở mọi nơi từ da đầu đến lông mày, cánh mũi, viền tóc,... Trong trường hợp không được điều trị sớm có thể dẫn đến kích ứng da, viêm da, sưng đỏ, mưng mủ, gây đau đớn cho người bệnh. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại di chứng là hói đầu vĩnh viễn.

5. Cách phòng tránh bệnh nấm da đầu

Phòng tránh bệnh nấm da đầu giúp bạn có mái tóc khoẻ đẹp. Bên cạnh đó còn hạn chế tình trạng bệnh và ngăn cản sự lây lan. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết cho bạn.

Giữ thói quen sinh hoạt tốt:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày. Thường xuyên giặt chăn, ga, gối đệm, khăn lau...bằng nước sôi và phơi nắng trước khi sử dụng.

Gội đầu từ 2 - 3 lần/ tuần, sấy khô tóc trước khi đi ngủ. Khi đầu tóc bị ướt do đi mưa hoặc bơi lội, cần gội đầu bằng nước ấm và lau khô tóc.

Ăn nhiều hoa quả, các loại rau củ giàu vitamin. Uống đủ nước, tập thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Những điều cần biết về nấm da đầu để phòng tránh hiệu quả - Ảnh 3.

Lựa chọn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng để chăm sóc khỏi bệnh nấm da đầu - Ảnh Internet

Tránh các thói quen xấu:

Không nên gội đầu bằng dầu gội có độ tẩy gàu cao. Khi gội đầu không nên cào, gãi mạnh để tránh làm tổn thương, gây xước xát da đầu. Xả sạch nhiều lần khi dùng dầu gội và luôn giữ tóc khô ráo, sạch sẽ.

Tránh dùng chung đồ, khăn lau tóc với người khác để phòng ngừa lây bệnh. Nhất là với những người tóc nhiều gàu hoặc có biểu hiện bị nấm da đầu.

Không gãi mạnh khi gội đầu khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi nấm tấn công và phát triển.

Hạn chế sử dụng hoá chất nhưng gel vuốt tóc, thuốc nhuộm...Bởi hoá chất gây tổn thương cho da đầu.

Hạn chế uống rượu, bia, chất kích thích, loại bỏ đồ ăn cay nóng ra khỏi thực đơn để bảo vệ sức khoẻ cho làn da của bạn.

6. Các phương pháp điều trị nấm da đầu

Khi có các dấu hiệu của bệnh nấm da đầu, bạn nên điều trị sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh các biến chứng về sau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hữu hiệu.

6.1. Biện pháp điều trị dân gian

Có nhiều phương pháp điều trị nấm da đầu bằng các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu dễ kiếm. Bạn có thể áp dụng trong trường hợp mới xuất hiện dấu hiệu bệnh. Bồ kết, lá trầu không, vỏ bưởi...là những nguyên liệu trị gàu hiệu quả.

Gội đầu bằng bồ kết giúp làm sạch tóc, kháng khuẩn, kháng viêm, cân bằng độ PH trên da và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Gội đầu bằng nước bồ kết 3 lần/ tuần giúp phục hồi tóc hư tổn, kích thích mọc tóc, trị nấm da đầu hiệu quả.

Các khoáng chất trong lá trầu không có tác dụng kháng sinh, tiêu diệt vi nấm, sát trùng, trị ngứa hiệu quả.

Ngoài công dụng dưỡng tóc, kích thích mọc tóc vỏ bưởi còn có tác dụng chống lại vi nấm trên da đầu. Gội đầu bằng nước vỏ bưởi giúp tiêu diệt tế bào nấm, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.

6.2. Điều trị nấm da đầu bằng thuốc

Tuỳ theo tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp. Đối với các bệnh nhân sử dụng thuốc trị nấm da đầu, cần phải thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, trên thị trường có hai loại thuốc trị nấm da đầu được khuyến cáo sử dụng.

Thuốc trị nấm da đầu dạng bôi: Ưu điểm của thuốc là làm giảm ngứa, tiêu diệt nấm từ ngoài da, hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên đây chỉ là biện phát tức thời, không thể trị tận gốc. Điều trị bằng thuốc bôi rất khó tiếp cận với tế bào nấm ở chân tóc. Hiệu quả điều trị thấp.

Những điều cần biết về nấm da đầu - Ảnh 5.

Điều trị nấm da đầu bằng thuốc đem lại hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nghiêm trọng - Ảnh Internet

Chữa nấm da đầu bằng thuốc uống: Phương pháp này thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn. Ưu điểm của thuốc uống là trị nấm từ sâu bên trong, ngăn ngừa khả năng tái phát.

Nhược điểm của thuốc uống là người bệnh có khả năng gặp phải một số tác dụng phụ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ như: Chóng mặt, phát ban, nổi mề đay, mệt mỏi...thậm chí là ngất xỉu.

Dù sử dụng thuốc uống hay thuốc bôi trị nấm da đầu đều cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, tái khám.

7. Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống lành mạnh, có chọn lọc sẽ hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị nấm da đầu. Vậy bị bệnh nấm da đầu nên ăn và không nên ăn gì?

7.1. Người bị nấm da đầu nên ăn gì?

Thực phẩm giàu Protein như nấm, thịt lợn, các loại đậu...làm bền vững các mô liên kết dưới da, hạn chế tổn thương do nấm gây ra.

Rau, củ, quả chứa nhiều vitamin A, E làm tăng sức đề kháng, chống lại vi nấm, tái tạo tế bào, hạn chế các tổn thương trên da.

Nhóm thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, ngô, khoai, bột mì...Uống nhiều nước để cải thiện tình trạng nấm da đầu hiệu quả.

7.2. Nên kiêng gì khi bị nấm da đầu

Trong quá trình điều trị nấm da đầu bạn cần kiêng ăn một số loại thực phẩm để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Hải sản, thịt bò, thịt gà... là nhóm thức ăn nhiều đạm. Người bị nấm da đầu không nên ăn bởi nó có thể gây kích ứng, khởi phát các cơn ngứa da khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C cũng cần được loại bỏ ra khỏi thực đơn của người bị nấm da đầu. Vitamin C kích thích các vi nấm phát triển mạnh hơn dẫn đến những cơn ngứa dữ dội.

Dưa chua, rau, củ, quả ngâm cũng là thực phẩm cần loại bỏ. Bởi chúng làm giảm khả năng thải chất độc của thận, đồng thời gây nhiễm khuẩn ở người có cơ địa nhạy cảm.

Nhóm thực phẩm từ sữa và đồ ăn chế biến sẵn cũng không dành cho người bị nấm da đầu. Thực phẩm từ sữa có khả năng gây kích ứng da. Còn đồ chế biến sẵn chứa nhiều chất phụ gia sẽ cản trở quá trình hình thành các kháng thể tốt trong quá trình điều trị.

Bên cạnh các loại thực phẩm trên, người bệnh nên hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ,...Loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu, bia, chất kích thích...để nhanh chóng thoát khỏi căn bệnh khó chịu này.

Trên đây là các thông tin về bệnh nấm da đầu bạn cần biết để phòng tránh và điều trị hiệu quả. Áp dụng ngay để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình!


Tác giả: HT