Loét lưỡi apthae là những tổn thương nhỏ, nông phát triển trên bề mặt lưỡi. Tương tự như loét lưỡi apthae, vết loét cũng có thể xuất hiện mặt trong má hoặc trên bề mặt nướu. Loét lưỡi apthae là bệnh không lây. Tuy nhiên, bệnh khá đau, dẫn đến người bệnh ăn uống kém hoặc khó khăn trong nói chuyện.
Hầu hết các loét lưỡi apthae là bệnh lành tính và có thể khỏi sau khoảng từ 1 đến 2 tuần. Khi có các dấu hiệu như: vết loét có kích thước lớn, gây đau nhiều hoặc không có dấu hiệu lành bệnh, người bệnh cần đến khám bác sĩ để được điều trị.
Những vết loét lưỡi apthae nhỏ: bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần, có thể gặp từ 3 đến 4 lần trong một năm. Độ tuổi từ 10 đến 20 tuổi là độ tuổi hay mắc bệnh nhất. Các vết loét có kích thước khoảng dưới 1cm và tự lành trong khoảng từ 1-2 tuần và không để lại sẹo.
Vết loét lưỡi apthae kích thước lớn: thường hiếm gặp. Vết loét có kích thước lớn hơn 1cm, thường cần ít nhất 2 tuần để hồi phục và khi lành hay để lại sẹo.
Vết loét lưỡi apthae dị hình: rất hiếm gặp, biểu hiện là những cụm loét nhỏ, bệnh thường tự khỏi trong vài tuần.
Dưới đây là những biểu hiện có thể có của bệnh loét lưỡi apthae:
Những vết loét, đau ở trên bề mặt lưỡi. Bên cạnh đó, vết loét cũng có thể xuất hiện ở mặt trong má, vòm họng, hoặc trên bề mặt nướu.
Cảm giác ngứa ran, hoặc nóng rát trước khi vết loét xuất hiện
Hình dạng vết loét lưỡi apthae thường có hình tròn, màu trắng hoặc xám, bờ rõ và viền có màu đỏ tươi.
Đối với những trường hợp nặng, bệnh có thể kèm các triệu chứng: sốt, mệt mỏi, nổi hạch viêm.
Loét lưỡi apthae không phải là một bệnh lý nặng, tuy nhiên nếu bệnh có những dấu hiệu dưới đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa:
Có những vết loét to bất thường
Vết loét lưỡi ngày càng lan rộng
Vết loét lưỡi apthae kéo dài 3 tuần không khỏi hoặc lâu hơn
Đau dữ dội mặc dù đã hạn chế các thức ăn cay, nóng, chua,.. và sử dụng thuốc giảm đau vẫn không đỡ.
Đau gây hạn chế ăn uống
Sốt cao.
Hiện tại, nguyên nhân gây loét lưỡi apthae vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng có sự phối hợp nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sự xuất hiện của vết loét trên cùng một người bệnh.
Những yếu tố khởi phát có thể gặp gây loét lưỡi apthae là:
Những tổn thương nhỏ trong miệng do cắn trúng, .., đánh răng quá mạnh, chấn thương khi chơi thể thao,..
Kem đánh răng và nước súc miệng có chứa muối lauryl sulfate
Những thực phẩm như: chocolate, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, thức ăn cay hoặc quá chua cũng là những yếu tố thúc đẩy loét lưỡi hình thành.
- Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, acid folic và sắt
- Phản ứng dị ứng của cơ thể đối với một loại vi khuẩn bất kì trong miệng.
- Helicobacter pylori, cùng nhóm với vi khuẩn gây loét dạ dày
- Thay đổi hormone trong quá trình hành kinh
- Stress.
Loét lưỡi apthae cũng có thể xảy ra do những bệnh lý cụ thể như:
Bệnh lý đường tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa gia tăng sự nhạy cảm của cơ thể đối với gluten là một loại protein được tìm thấy nhiều trong các loại tinh bột.
Bệnh lý viêm đại tràng, ví dụ như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
Bệnh Behcet, là một bệnh lý hiếm gặp, gây viêm toàn bộ cơ thể trong đó có lưỡi
Đáp ứng miễn dịch sai chỗ, thay vì tấn công những loại virus hoặc vi khuẩn có hại lại tấn công những tế bào lành ở lưỡi, miệng.
HIV/AIDS, gây suy giảm hệ miễn dịch
Yếu tố nguy cơ gây loét lưỡi apthae
Tất cả mọi người đều có thể bị loét lưỡi apthae. Tuy nhiên, bệnh thường gặp ở nhóm tuổi vị thành niên, người trẻ tuổi, bệnh xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Đối với những người thường hay bị loét miệng apthae tái đi tái lại nhiều lần thì những người gia đình cũng có thể mắc bệnh tương tự. Có thể lý do là do một phần bệnh có tính di truyền, hoặc những người trong cùng 1 gia đình chia sẻ cùng một môi trường sống, ăn cùng loại thức ăn và cùng có yếu tố dị nguyên tương tự nhau.
Triệu chứng đau do loét miệng apthae có thể giảm sau vài ngày, vết loét có thể tự lành sau từ 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị.
Chỉ điều trị đối với những trường hợp vết loét quá to, kéo dài không khỏi hoặc đau kéo dài. Điều trị bao gồm:
Súc miệng: bác sĩ có thể kê những loại nước súc miệng có chứa steroid giúp giảm đau và kháng viêm hoặc chứa lidocain giúp giảm đau.
Thuốc bôi:
Những loại thuốc bôi dạng tuýp, kem, gel hoặc dung dịch có thể giúp giảm đau và làm lành vết loét nhanh chóng nếu được sử dụng càng sớm càng tốt ngay khi các triệu chứng vừa xuất hiện.
Những sản phẩm đó thường chứa các hoạt chất: benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide.
Thuốc uống
Thuốc uống chỉ được sử dụng khi loét lưỡi quá nặng hoặc không đáp ứng với thuốc bôi. Những loại thuốc uống điều trị loét lưỡi apthae bao gồm:
Sucrafate được sử dụng như một lớp màng chắn bảo vệ vết loét, hoặc cochicin dùng trong điều trị gout. Cả 2 thuốc này mặc dù không có tác dụng chính là điều trị loét lưới apthae nhưng chúng cũng có tác dụng làm giảm triệu chứng và lành vết loét nhanh hơn.
Thuốc uống có chứa steroid: sử dụng khi loét lưỡi apthae không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, do thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên thường không được sử dụng như thuốc đầu tay điều trị loét lưỡi apthae.
Thực phẩm chức năng:
Bác sĩ có thể sẽ kê đơn những loại thực phẩm chức năng cần thiết nhưng người bệnh không cung cấp đủ trong khẩu phần ăn như: acid folic, vitamin B6, B12 hoặc kẽm.
Cách điều trị giảm đau do loét lưỡi apthae tại nhà
Súc miệng: sử dụng nước muối pha loãng hoặc súc miệng với nước có pha bột baking soda (hòa tan 1 muỗng cà phê bột baking soda trong 1/2 cốc nước ấm).
Uống sữa cung cấp nhiều magie giúp làm lành vết loét nhanh hơn.
Tránh những thức ăn có tính ăn mòn, chua hoặc quá cay gây kích thích và đau nhiều hơn.
Chườm đá cũng có thể giảm đau do loét lưỡi apthae. Khi chườm lạnh nên bọc đá bên trong một túi vải để tránh phỏng lạnh. Mỗi lần chườm khoảng 10 phút và sau đó nghỉ khoảng 20 phút, chườm lại nếu cần.
Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần, sau khi ăn từ 30-60 phút. Đánh tất cả các mặt răng, thời gian đánh răng trung bình từ 2-3 phút. Đánh răng theo chiều dọc, tuyệt đối không đánh răng theo chiều ngang vì sẽ dẫn đến viêm nướu và mòn chân răng.
Hiện nay không có cách điều trị dứt điểm loét lưỡi apthae cũng như nhiệt miêng, bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nhưng người bệnh có thể áp dụng những tips dưới đây giúp hạn chế tái phát:
Tránh ăn các thực phẩm kích ứng miệng, lưỡi: trái cây chua, rau củ quả chứa nhiều acid, thức ăn cay, nóng.
Không nhai chewing.
Đánh răng với bàn chải mềm ngay sau khi ăn từ 30-60 phút, sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày.
Súc miệng với nước ấm ngay sau mỗi buổi ăn, kể cả buổi ăn chính và bữa ăn phụ.
Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Đánh răng thường xuyên và sạch sẽ rất quan trọng để hạn chế nhiễm trùng răng miệng.
Ăn thức ăn mềm và có nhiều nước như soup, yogurt, pasta, nước ép trái cây.
Ăn tùng miếng nhỏ và nhai thật kĩ.
Ưu tiên các loại thực phẩm như: sữa, đậu nành, nước ép, soup, thạch,..
Sử dụng máy xay để xay thức ăn hoặc rau củ.
Trà hoa cúc cũng có tác dụng hiệu quả đối với người bị loét lưỡi và nhiệt miệng.
Các loại thức ăn không nên sử dụng:
Thực phẩm chứa nhiều caffeine như cà phê, soda, chocolate.
Rượu, bia
Thuốc lá
Thức ăn chua: cà chua, trái cây chua, thức ăn quá cay hoặc quá nóng.
Hút thuốc lá có là nguyên nhân gây loét lưỡi apthae?
Hút thuốc lá làm cho tình trạng loét lưỡi diễn tiến nặng nề hơn. Chất nicotine có trong thuốc lá giảm lượng máu cung cấp đến lưỡi và nướu và làm chậm quá trình lành bệnh. Chậm tiến trình lành bệnh có nghĩa là những cơn đau kéo dài hơn và gia tăng nguy cơ bội nhiễm.
Loét lưỡi apthae có phải là dấu hiệu của ung thư?
Loét lưỡi không hẳn là một triệu chứng của ung thư. Tuy nhiên, một vài biểu hiện loét lại là dấu hiệu đầu tiên của ung thư lưỡi. Nếu một vết loét ở lưỡi kéo dài hơn 3 tuần, gây các triệu chứng người bệnh không ăn hoặc uống được do đau hoặc không đáp ứng với điều trị, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Có an toàn khi quan hệ tình dục bằng đường miệng với người có vết loét lưỡi apthae?
Vì các vết loét ở lưỡi là vết thương hở nên sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như herpes, lậu, giang mai, và clamydia. Nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm nếu sử dụng bao cao su.
Nguồn:
https://www.webmd.com/oral-health/guide/canker-sores#2-6
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/diagnosis-treatment/drc-20370620