Những điều cần biết về hóa trị ung thư thanh quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những điều cần biết về hóa trị ung thư thanh quản
Hóa trị ung thư thanh quản có thể được chỉ định thực hiện độc lập hoặc kết hợp với xạ trị ở giai đoạn ung thư tiến triển hoặc thu nhỏ kích thước khối u chuẩn bị cho phẫu thuật,...

Hóa trị liệu sử dụng thuốc chống ung thư (cytoxic) để tiêu diệt các tế bào ung thư. Bạn có thể có hóa trị liệu với các phương pháp điều trị khác nhau.

1. Khi nào hóa trị ung thư được chỉ định?

- Hóa trị kết hợp với xạ trị

Áp dụng trong trường hợp khối u ung thư thanh quản ở giai đoạn tiến triển cục bộ hay giai đoạn ung thư thanh quản di căn. Phương pháp kết hợp hóa trị và xạ trị ung thư thanh quản được gọi là hóa trị liệu.

Phương pháp này cũng có thể áp dụng trong trường hợp thử nghiệm điều trị ung thư thay vì chỉ định phẫu thuật cắt bỏ thanh quản trước. Tuy nhiên nếu như có dấu hiệu ung thư tái phát thì bạn vẫn phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ thanh quản sau khi làm hóa trị liệu hoặc tái phát sau điều trị kết thúc.

- Hóa trị thanh quản trước khi phẫu thuật

Phương pháp này áp dụng khi ung thư thanh quản di căn nhưng chưa tới các cơ quan xa khác mà bác sĩ phẫu thuật lại không thể loại bỏ tế bào ung thư. Mục đích của hóa trị trước khi phẫu thuật là để thu nhỏ kích thước khối u giúp phẫu thuật được dễ dàng hơn.

- Hóa trị ung thư di căn và ung thư thanh quản tái phát

Đối với trường hợp ung thư thanh quản di căn hoặc ung thư thanh quản tái phát sau khi được điều trị bằng xạ trị thì bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân thực hiện hóa trị.

Mục đích của dạng hóa trị này là giúp giảm nhẹ những triệu chứng và sự phát triển của tế bào ung thư. Trong y học được gọi là hóa trị giảm nhẹ.

2. Thuốc dùng trong hóa trị ung thư thanh quản

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị hóa trị ung thư thanh quản bao gồm:

- Cisplatin

- Fluorouracil 

- Capecitabine (Xeloda)

- Carboplatin (Paraplatin) 

- Paclitaxel (Taxol)

- Gemcitabine (Gemzar).

Hầu hết những loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư thanh quản là đường tiêm tĩnh mạch. Còn Capecitabine là ở dạng thuốc uống.

3. Phương pháp hóa trị ung thư thanh quản

Qua đường tĩnh mạch (tiêm vào máu)

Cũng giống như khi bạn truyền nước hay truyền dịch, thì truyền thuốc hóa trị ung thư thanh quản cũng sẽ có cách thực hiện tương tự như vậy. Các y tá/bác sĩ sẽ chủ động sử dụng một ống nhỏ vào trong tĩnh mạch của bạn và nối với ống truyền hóa chất (thuốc hóa trị) đó.

Thuốc hóa trị sẽ được truyền vào tĩnh mạch lớn ở ngực hoặc ở cánh tay. Ống truyền tĩnh mạch này sẽ được giữ lại trong khi bạn đang thực hiện điều trị.

Thuốc uống

Thuốc uống trong hóa trị ung thư thanh quản cần phải sử dụng theo liều hướng dẫn của bác sĩ. Không được ăn quá no hoặc để bụng quá đói vì có thể ảnh hưởng tới chất lượng thuốc khi đi vào máu. Không được tự ý tăng liều hoặc giảm liều.

Nếu như ngừng thuốc, hãy nói chuyện với chuyên gia điều trị hoặc bác sĩ chủ trị của bạn.

4. Trước khi bắt đầu hóa trị ung thư thanh quản

Xét nghiệm máu là xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện trước khi bắt đầu hóa trị ung thư thanh quản. Mục đích của xét nghiệm này là để đảm bảo tình trạng sức khỏe của bạn có đủ để thực hiện hóa trị hay không.

Bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm xét nghiệm máu trước khi hóa trị vài ngày hoặc vào ngày mà bạn bắt đầu thực hiện điều trị. Điều này cũng là bắt buộc cho mỗi chu kỳ hóa trị.

5. Tác dụng phụ khi hóa trị ung thư thanh quản

Hóa trị ung thư thanh quản có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

- Cảm thấy mệt mỏi

- Ăn không ngon

- Giảm cân

- Buồn nôn

- Sức đề kháng bị suy giảm, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng

- Cơ thể dễ bị chảy máu và bầm tím

- Tiêu chảy hoặc táo bón

- Rụng tóc.

Tác dụng phụ do hóa trị này không phải ai cũng gặp như nhau, chúng phụ thuộc vào bạn đang sử dụng loại thuốc hóa trị nào, sử dụng với liều bao nhiêu và phản ứng xảy ra là gì.

Hãy nói với bác sĩ về bất kì tác dụng phụ nào mà bạn gặp phải để được xử lý kịp thời, kể cả tác dụng phụ đó không nằm trong danh sách trên.

Nguồn dịch: https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/laryngeal-cancer/treatment/chemotherapy/chemotherapy-treatment


Tác giả: Thắng Lê