Những điều cần biết về hoá trị ung thư phổi

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Những điều cần biết về hoá trị ung thư phổi
Hoá trị ung thư phổi là một trong ba phương pháp điều trị phổ biến bên cạnh phẫu thuật và xạ trị. Hoá trị ung thư phổi có những ưu nhược điểm gì? Tác dụng phụ ra sao? Ứng dụng hoá trị ung thư phổi trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư phổi không tế bào nhỏ và khối u carcinoid như thế nào?

1. Ưu điểm và nhược điểm của hoá trị ung thư phổi

- Ưu điểm:

+ Ứng dụng trong điều trị ung thư phổi di căn nhờ hoá chất có thể truyền (tác động) tới mọi ngõ ngách trong cơ thể trong đó có cơ quan bị tế bào ung thư phổi xâm lấn. 

Đây chính là ưu điểm vượt trội của phương pháp hoá trị ung thư phổi so với phẫu thuật và xạ trị.

+ Có thể điều trị theo dạng hoá chất độc lập hoặc kết hợp với các liệu pháp khác, ví dụ như xạ trị để tăng cường hiệu quả đạt được. Hoá trị ung thư phổi được chỉ định linh hoạt, có thể được áp dụng trước, trong hoặc sau xạ trị; hay trước hoặc sau phẫu thuật.

+ Có thể ứng dụng trong điều trị ung thư phổi tái phát

+ Ít tác dụng phụ và không gây đau đớn

- Nhược điểm (tác dụng phụ)

Tất nhiên bên cạnh những ưu điểm thì hoá trị ung thư phổi cũng có những tác dụng phụ không mong muốn đối với người bệnh thực hiện đó là:

+ Thiếu máu

+ Chán ăn

+ Mệt mỏi

+ Buồn nôn

+ Tiêu chảy hoặc táo bón

+ Rụng tóc

+ Suy giảm hệ miễn dịch và sức để kháng

+ Dễ bị nhiễm trùng

+ Sốt

+ Khó thở

2. Cách hạn chế tác dụng phụ của hoá trị ung thư phổi

Để giảm thiểu đi những tác dụng phụ của hoá trị ung thư phổi thì bệnh nhân có thể được giảm thiểu nhờ những cách sau:

+ Bác sĩ có thể chỉ định truyền thêm máu với tác dụng phụ thiếu máu

+ Rửa tay sạch sẽ, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh nhiễm trùng

+ Chăm sóc răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn

+ Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ và làm dịu vùng da bị tác động, lưu ý không tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời

+ Dùng túi đá lạnh để chườm mát tay, chân

+ Mặc đồ thông thoáng

+ Chế độ ăn uống đủ chất

3. Ứng dụng hoá trị trong các dạng bệnh ung thư phổi

3.1. Ung thư phổi tế bào nhỏ

Trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ, hoá trị ung thư phổi có thể được chỉ địng thực hiện độc lập hoặc kết hợp với xạ trị trước, sau hay cùng lúc để tăng được hiệu quả.

Với những bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn đầu và đã thực hiện điều trị bằng phẫu thuật bác sĩ chủ trị có thể tư vấn cho bệnh nhân sử dụng thuốc hoá trị nào trước hoặc sau để loại bỏ được hoàn toàn tế bào ung thư phổi. Các loại thuốc hoá trị cũng có thể được kết hợp cùng nhau để tăng hiệu quả.

Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ, bệnh nhân có thể phải hóa trị đơn thuần, hoặc kết hợp xạ trị trước, sau hoặc cùng lúc để làm tăng hiệu quả. Các loại thuốc phổ biến:

+ Cisplatin và etoposide 

+ Carboplatin và etoposide 

+ Cisplatin và irinotecan

+ Carboplatin và irinotecan

Chu kỳ điều trị được thực hiện theo chu kỳ với thời gian điều trị thường là từ 1 tới 3 ngày sau đó nghỉ ngơi. Mỗi chu kỳ hoá trị ung thư phổi kéo dài từ 3 - 4 tuần, với điều trị ban đầu là 4 - 6 chu kỳ.

3.2. Khối u phổi carcinoid

Những khối u carcinoid thường không chịu tác động nhiều của các loại thuốc hoá trị mà hoá trị ung thư phổi lúc này được áp dụng chủ yếu cho những khối u carcinoid đã xâm lấn tới các cơ quan khác và gây ra những biểu hiện nghiêm trọng không đáp ứng với các loại thuốc khác, hoặc carcinoid không điển hình đang phân chia nhanh chóng.

Một số loại thuốc hóa trị có thể được sử dụng cho carcinoids bao gồm: Etoposide (VP-16),  Cisplatin,  Carboplatin Temozolomide,  Oxaliplatin 5-fluorouracil (5-FU),  Streptozocin

Thuốc hóa trị có thể được sử dụng kết hợp với nhau hoặc sử dụng độc lập.

3.3. Ung thư phổi không tế bào nhỏ

Hoá trị ung thư phổi không tế bào nhỏ được áp dụng trong trường hợp:

- Sau phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn đầu

- Kết hợp cùng với xạ trị giai đoạn trước, trong hoặc sau

- Hoá trị ung thư phổi trong trường hợp cần điều trị giảm nhẹ ở giai đoạn ung thư phổi xâm lấn tại chỗ hoặc ung thư phổi di căn

- Hoá trị ung thư phổi hỗ trợ sau phẫu thuật, đặc biệt đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi không té bào nhỏ ở giai đoạn đầu thì sau phẫu thuật chỉ định hoá trị sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư bị tái phát.

Các loại thuốc được dùng trong hoá trị ung thư phổi không tế bào nhỏ:

- Cisplatin

- Carboplatin

- Paclitaxel (Taxol)

- Pacuminaxel ràng buộc Albumin (nab-paclitaxel, Abraxane) 

- Docetaxel (Taxotere)

- Gemcitabine

- Vinorelbine

- Irinotecan (Camptosar)

- Etoposide

- Vinblastine

- Pemetrexed (Alimta)

Hiện nay thì hoá trị ung thư phổi không tế bào nhỏ thường được kết hợp 2 loại thuốc hoá trị với nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thêm một loại thuốc hoá trị thứ 3 là không cần thiết và có thể gây ra cho người bệnh thêm nhiều tác dụng phụ nữa.

Hóa trị ung thư phổi nếu dùng 1 thuốc đôi thì thường được sử dụng cho bệnh nhân có thể không dung nạp tốt hóa trị dạng liệu kết hợp, chẳng hạn như những người có sức khỏe tổng thể kém hoặc người già.

Nếu hóa trị sử dụng kết hợp các thuốc, nó thường bao gồm cisplatin hoặc carboplatin cộng với một loại thuốc khác. Đôi khi các kết hợp không bao gồm các loại thuốc này, chẳng hạn như gemcitabine với vinorelbine hoặc paclitaxel, có thể được sử dụng.


Tác giả: Phạm Thanh