Những điều cần biết về hiện tượng mộng du

Những điều cần biết về hiện tượng mộng du
Mộng du không còn là hiện tương xa lạ đối với chúng ta, tuy nhiên có những kiến thức về hiện tượng mộng du mà có thể bạn chưa biết sau đây

Hiện tượng mộng du (tên tiếng Anh là Sleepwaking) tên gọi khác là ngủ đi rong hoặc còn gọi là chứng Miên hành, là một chứng rối loạn giấc ngủ. Những người mộng du rơi vào tình trạng mộng du khi bước giai đoan giấc ngủ sâu, trong trạng thái ý thức thấp.

Hiện tượng mộng du có thể coi là "lành tính" khi có một số những hàng động như ngồi trên giường, đi bộ xung quanh nhà; nhưng nếu có các các biểu hiện như: nấu nướng, lái xe, vồ lấy vật thể tưởng tượng hoặc thậm chí là giết người thì tình trạng mộng du đã ở mức độ nguy hiểm.

Ảnh 2.

Mộng du là tình rối loạn giấc ngủ còn gọi là chứng Miên hành (Ảnh: internet)

Sau đây là 7 điều mà có thể bạn chưa biết về hiện tượng mộng du.

7 Lưu ý về hiện tượng mộng du mà có thể bạn chưa biết

1. Lưu ý số 1

Ảnh 3.

Nhiều người cho rằng việc đánh thức người mộng du sẽ khiến linh hồn rời khỏi cơ thể (Ảnh: internet)

Nhiều câu chuyện huyền thoại cho rằng linh hồn rời khỏi cơ thể của con người trong lúc ngủ. Việc đánh thức ai đó đang mộng du được xem là hành động nguy hiểm và nhiều người cho rằng hành động đó là không nên, bởi nó khiến người bị mộng du trở thành người vô hồn.

Nhưng trên thực tế, khi chúng ta đánh thức một người đang mộng du sẽ không gây hại cho họ, mặc dù việc đánh thức được một người đang mộng du không hề dễ dàng.

2. Lưu ý số 2

Ảnh 4.

Hiện tượng mộng du cũng xuất hiện ở trẻ nhỏ (Ảnh: internet)

Theo Tech Insider, khoảng 1-5% người trưởng thành ở Mỹ có hiện tượng mộng du, cũng có những trường hợp hiện tượng mộng du ở trẻ em. Nguyên nhân là do trẻ em sẽ trải qua giai đoạn ngủ REM, ít hơn so với người lớn. Tỷ lệ các bé hay mắc mộng du cao nhất ở độ tuổi từ 3 đến 7, và thường xảy ra nhất ở những trẻ hay đái dầm.

3. Lưu ý số 3

Khi một người mộng du, bộ phận não điều khiển các hành vi của cơ thể vẫn hoạt động. Nhưng phần não lưu trữ ký ức và điều khiển trung tâm có ý thức ngừng hoạt động, khiến họ không nhớ được mình đã làm gì trong khi mộng du.

Ảnh 5.

Khi mộng du không nhớ được các hoạt động mà mình đã làm (Ảnh: internet)

Các hành vi của con người được điều khiển bởi phần não chịu trách nhiệm ghi nhớ chuyển động. Điều này giải thích lý do người mộng du chỉ làm những điều mà họ đã làm trước đó.

4. Lưu ý số 4

Một trong những điều kỳ lạ ở hiện tượng mộng du chính là một số trường hợp sau khi thức dậy, những người mộng du có thể rất bối rối hay sợ hãi. Có những trường hợp nam giới sẽ trở nên hung dữ hơn nếu bị đáng thức trong lúc bị mộng du.

5. Lưu ý số 5

Hiện tượng mộng du là chứng rối loạn giấc ngủ di truyền. Theo thống kê, gần 80% người bị mộng du là do gen di truyền khi có người nhà cũng bị mắc căn bệnh này. Đặc biệt là, một người có tỷ lệ mắc chứng mộng du cao hơn 5 lần so với người bình thường nếu anh chị em song sinh của họ bị mộng du.

6.  Lưu ý số 6

Rối loạn hành vi giác ngủ (REM) là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng mộng du. Rối loạn hành vi giấc ngủ (REM) thường có thể là do biến chứng của những căn bệnh thần kinh như Parkinson. 

Giấc ngủ REM là một giai đoạn của chu kỳ ngủ, thường xảy ra từ 1,5 - 2 giờ trong một giấc ngủ bình thường. Trong giai đoạn REM của giấc ngủ, cơ thể tạm thời ở trạng thái tê liệt cơ. Tuy nhiên, những người mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ REM không phải trường hợp nào cũng hoàn toàn bị tê liệt, vì vậy, khi mơ người đó có thể nói chuyện, hét lên, vung mạnh tay chân...

Trong một số trường hợp, người mắc chứng REM có thể làm bị thương bản thân hoặc người cùng chung giường.

7. Lưu ý số 7

Ảnh 6.

Để phòng tránh hiện tượng mộng du, chúng ta không nên dùng quá nhiều các chất kích thích (Ảnh: internet)

Có rất nhiều cách để phòng tránh và ngăng ngừa hiện tượng mộng du, chẳng hạn như: tránh uống quá nhiều các chất kích thích như cà phê và rượu, trước khi đi ngủ, dành thời gian ngủ trưa, không ăn quá gần giờ đi ngủ, thiết lập thói quen đi ngủ đều đặn và thư giãn cho cơ thể

Trên đây là những thông tin khá thú vị về hiện tượng mộng du mà có thể các bạn chưa từng tìm hiểu, hi vọng những điều này sẽ giúp bạn hoặc người thân của bạn hiểu hơn về căn bệnh này.

Tác giả: Trương Xuân