Viêm phế quản được chia thành 2 nhóm chính:
- Viêm phế quản cấp: bệnh do virus hoặc vi khuẩn gây ra, thường tự khỏi sau vài tuần, và không để lại di chứng sau đó.
- Viêm phế quản mạn: bệnh thường do môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá,.. gây ra. Bệnh từng đợt, dai dẳng không khỏi.
Người bệnh khi thấy có những triệu chứng:
- Ho có đàm, đàm có thể trắng trong, trắng đục, vàng, xanh
- Đau ngực, đau ngực tăng khi ho
- Khó thở
- Khò khè
Viêm phế quản cấp thường có thêm các triệu chứng:
- Cảm thấy mệt mỏi, uể oải
- Sốt nhẹ, ớn lạnh
- Chảy mũi, nghẹt mũi
- Đau họng
- Hắt hơi
Cần điều trị viêm phế quản ngay từ giai đoạn sớm để tránh gây ra những biến chứng hoặc bệnh trở nên nặng hơn, trở thành mạn tính, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Ngoài ra. để điều trị viêm phế quản được hiệu quả thì phải điều trị nguyên nhân gây bệnh.
- Viêm phế quản cấp tính: thường do virus, một số ít trường hợp là do vi khuẩn.
- Viêm phế quản mạn tính: môi trường ô nhiễm: bụi bẩn, hóa chất, .. trong thời gian kéo dài. Đặc biệt, hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động trong thời gian kéo dài.
Nghỉ ngơi đầy đủ và uống đủ nước là biện pháp điều trị viêm phế quản do virus tốt nhất hiện nay. Uống đủ nước và nghỉ ngơi hợp lý giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn.
Một vài phương pháp điều trị viêm phế quản khác như:
- Giảm ho: thường chỉ điều trị khi bạn ho khan. Nếu có đàm, ho là một cơ chế giúp tống đàm, làm sạch đường hô hấp. Khi ho có đàm, bác sĩ không khuyến khích dùng thuốc ho.
- Giảm đau
- Sử dụng máy làm ẩm không khí, xông hơi
- Thuốc giãn phế quản.
Kháng sinh là thuốc có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh cho cơ thể con người. Điều trị viêm phế quản bằng kháng sinh chỉ có tác dụng khi bệnh do nguyên nhân vi khuẩn.
Kháng sinh không có tác dụng gì nếu nguyên nhân gây bệnh là virus. Sử dụng kháng sinh trong trường hợp này chỉ tăng tác dụng phụ mà không có hiệu quả điều trị.
Cần lưu ý, khi đã được cho kháng sinh bạn cần uống thuốc đủ liều, đủ thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được bỏ thuốc giữa chừng khi vừa khỏe. Như vậy, các vi khuẩn còn sót lại sẽ tăng sinh mạnh mẽ gây bệnh nặng hơn.
- Hạ sốt: sử dụng nhóm thuốc acetaminophen
- Giảm đau: ibuprofen, naproxen. Cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Lưu ý khi dùng thuốc với bệnh nhân có bệnh dạ dày hoặc thận.
- Giảm ho: sử dụng nhóm dextromethophan, terpin codein, acetyl cystein,.. Tốt nhất không nên dùng thuốc giảm ho trong các trường hợp ho có đàm, vì ho là cơ chế giúp tống xuất vi khuẩn, virus ra khỏi cơ thể.
Lưu ý, không nên dùng thuốc ho cho trẻ dưới 4 tuổi để điều trị viêm phế quản nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Loại bỏ các tác nhân gây bệnh: tránh xa các hóa chất độc hại, khói thuốc lá, bụi bẩn, ô nhiễm không khí là những yếu tố ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nhiễm trùng và ho gây cảm giác mệt mỏi, uế oải. Bạn nên ngủ đủ giấc, hạn chế stress, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan giúp ích khả tốt cho quá trình lành bệnh.
- Uống nhiều nước: nước có tác dụng loãng đàm, dễ khạc ra hơn, đường hô hấp thông thoáng dễ thở hơn. Bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, nước có thể là nước lọc, nước trái cây, trà,…Tránh tuyệt đối cà phê, rượu. Nếu bạn mặc bệnh suy thận hoặc suy tim, hoặc bất kỳ bệnh lý gì cần hạn chế nước. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống quá nhiều nước.
- Xông hơi: xông hơi cũng là cách điều trị viêm phế quản khá hiệu quả. Hơi nước sẽ giúp loãng đàm. Coa nhiều phương pháp xông hơi khác nhau: Xông hơi kiểu truyền thống: trùm chăn qua đầu cùng với 1 chậu nước ấm, xông trong khoảng 10-15 phút hoặc có thể tắm nước ấm với một số loại tinh dầu giúp thư giãn.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí: cần đảm bảo máy được vệ sinh thường xuyên để tránh vi khuẩn và nấm mốc.
- Súc miệng bằng nước muối loãng: muối có tính sát khuẩn nhẹ. Súc miệng bằng nước muối mỗi ngày 2-3 lần, giảm triệu chứng đau họng, giảm ho.
- Mật ong: là nguyên liệu dùng để điều trị viêm phế quản, viêm họng từ xa xưa. Giảm đau họng, giảm viêm họng.
Điều trị viêm phế quản hiện nay chủ yếu là điều trị ngoại trú. Uống nhiều nước cùng chế độ nghỉ ngơi hợp lý là các phương pháp điều trị được ưa chuộng do vừa mang lại hiệu quả điều trị vừa giảm chi phí. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm các biện pháp, thuốc hỗ trợ khi ho quá nhiều ảnh hưởng tới giấc ngủ, khó thở, khò khè nhiều hoặc sốt cao.