Bệnh sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi thuộc chi Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây ra. Bệnh có đặc tính lây lan mạnh thông qua đường hô hấp, khi người lành hít phải các giọt nước bọt chứa virus của người bệnh.
Vì vậy, dù đã có vắc-xin phòng bệnh nhưng số người mắc sởi vẫn có xu hướng gia tăng và những biến chứng của nó gây ra có tác hại khôn lường tới sức khỏe.
-Viêm não: Có khoảng 1/1.000 người nhiễm bệnh sởi bị phát triển biến chứng viêm não. Biến chứng này có thể xảy ra ngay sau khi mắc bệnh sởi hoặc xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn, phải đến nhiều tháng sau đó mới xuất hiện.
-Viêm phổi: Viêm phổi là một biến chứng phổ biến của bệnh sởi, đặc biệt là ở trẻ em. Viêm phổi đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong nhanh.
-Viêm kết mạc: Trong một số trường hợp, người mắc bệnh sởi còn có thể gặp phải biến chứng viêm kết mạc, dẫn đến tình trạng viêm loét giác mạc và mất thị lực vĩnh viễn.
-Nhiễm trùng tai: Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh sởi. Biến chứng này là do vi khuẩn. Nó có thể dẫn đến là nhiễm trùng tai do vi khuẩn, nó có thể khiến bệnh nhân bị mất thính lực.
-Thai sinh non, nhẹ cân, sẩy thai, thai chết lưu hoặc sản phụ tử vong : Nếu bệnh nhân mắc sởi là phụ nữ đang mang thai thì độ nguy hiểm của virus sởi là cực kỳ cao. Do đó, thai phụ cần được lưu ý chăm sóc đặc biệt để phòng tránh bệnh sởi trong giai đoạn này.
-Thai nhi sinh ra bị dị tật hoặc bị nhiễm sởi tiên phát: Theo các nghiên cứu, trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu người mẹ bị mắc bệnh sởi thì tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh có thể lên đến 50%.
Hiện nay, sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cho nên, việc điều trị chỉ có thể thực hiện bằng phương pháp điều trị hỗ trợ và điều trị biến chứng bệnh sởi.
Dưới đây là các phương pháp điều trị biến chứng bệnh sởi bệnh nhân cần phải biết
-Điều trị kháng sinh nếu bệnh nhân xuất hiện có bội nhiễm vi khuẩn.
Cần lưu ý hạn chế truyền dịch nếu người mắc bệnh sởi có biến chứng viêm phổi, viêm não hoặc viêm cơ tim.
Trong trường hợp viêm màng não cấp tính: Bệnh nhân nên được tích cực điều trị hỗ trợ duy trì chứng năng sống.
-Điều trị chống co giật: Dùng Phenobarbital 10-20 mg/kg pha trong Glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút. Lặp lại trong khoảng 8-12 giờ nếu cần. Với người lớn, ó thể dùng Diazepam 10mg/lần tiêm tĩnh mạch.
-Chống phù não: Bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng ( nếu không có tụt huyết áp). Sau đó, thở oxy qua mũi 1-4 lít/phút, có thể thở oxy qua mask hoặc thở CPAP nếu người bệnh còn tự thở được.Sớm đặt nội khí quản để giúp thở khi điểm Glasgow < 12 điểm haowcj SpO2< 92% hay PaCO2 > 50 mmHg. Cho thở máy khi Glasgow <10 điểm. Cuối cùng, dùng Mannitol 20% liều 0,5 -1 g/kg, 6-8 giờ/lần, truyền tĩnh mạch trong 15-30 phút.
-Chống suy hô hấp: Bệnh nhân sởi bị suy hô hấp do phù phổi cấp hoặc viêm não.Lúc này điều trị bằng cách làm thông đường thở (hút sạch đờm rãi), cho thở oxy 3-6 lít/phút, duy trì SpO2 > 92%. Tiếp theo, cần đặt nội khí quản, thở máy nếu có cơn ngừng thở hoặc thất bại với thở oxy.
Nếu người bệnh có rối loạn ý thức, có thể dùng Dexamethasone 0,5 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần trong 3-5 ngày. Có thể dùng thêm immunoglobulin đa giá nếu có điều kiện, liều dùng 0,1 -0,4 g/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 6-8 giờ trong 2-5 ngày liên tiếp.