Những điều cần biết về crom trong cơ thể con người

Những điều cần biết về crom trong cơ thể con người
Crom trong cơ thể con người là một khoáng chất vi lượng thiết yếu giúp cải thiện insulin, tăng cường chuyển hóa protein, carbohydrate và lipid.

Crom là một khoáng chất mà cơ thể chúng ta cần với hàm lượng khá nhỏ, được tìm thấy nhiều trong bông cải xanh, gan động vật và men bia. Crom trong cơ thể đóng vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, đảm bảo cho sức khỏe luôn tốt nhất.

1. Vai trò của crom trong cơ thể con người

1.1. Đối với người lớn

Crom giúp hỗ trợ vận chuyển đường huyết (glucose) từ mạch máu đến các tế bào, điều khiển lượng đường trong máu và có thể kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2.

Crom còn có vai trò quan trọng đối với thị giác. Nếu một người có hàm lượng crom thấp thì nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp càng cao.

Crom làm giảm thiểu quá trình mất canxi vì thế nó giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương đối với những phụ nữ tiền mãn kinh.

1.2. Đối với phụ nữ mang thai

Mẹ bầu hiện nay thường mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Để giữ cho mức đường trong cơ thể ở mức bình thường, crom sẽ làm việc với hormone insulin để duy trì lượng đường ở mức cho phép.

Ngoài ra, crom trong cơ thể phụ nữ mang thai cũng thúc đẩy việc tạo thành các protein trong các mô tế bào đang lớn dần của em bé trong bụng, góp phần vào sự phát triển của thai nhi.

2. Nhu cầu crom đối với cơ thể

Với mỗi một độ tuổi, nhu cầu crom trong cơ thể sẽ khác nhau. Dưới đây là hàm lượng crom được khuyến cáo:

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em, lượng khuyến cáo là:

- 6 tháng: 0,2 mcg mỗi ngày

- Từ 7 đến 12 tháng: 5,5 mcg mỗi ngày

- Từ 1 đến 3 năm: 11 mcg mỗi ngày

- Từ 4 đến 8 tuổi: 15 mcg mỗi ngày

Đối với người từ 9 tuổi trở lên dao động từ 21 đến 25 microgam (mcg) mỗi ngày đối với nữ và 25 đến 35 mcg mỗi ngày đối với nam.

3. Thực phẩm chứa nhiều crom

Crom có nhiều trong các thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, chúng sẽ giúp bổ sung hàm lượng crom trong cơ thể.

- Bông cải xanh: 1 cốc chứa 22 mcg

- Nước nho: 1 cốc chứa 8 mcg

- Bánh nướng xốp kiểu Anh: một muffin nguyên chất chứa 4 mcg

- Khoai tây nghiền: 1 cốc chứa 3 mcg

- Đậu xanh: 1 cốc chứa 2 mcg

- Rượu vang đỏ: 141gram chứa từ 1 đến 13 mcg

Hầu hết các sản phẩm từ sữa thường không có hàm lượng crom cao.

4. Về sự thiếu hụt crom trong cơ thể

Vấn đề thiếu crom thường hiếm khi xảy ra và vẫn đang được nghiên cứu, tìm hiểu. Thường nếu xảy ra thiếu hụt sẽ do những vẫn đề sức khỏe có liên quan, ví dụ như:

- Khả năng hấp thụ glucose kém, dẫn đến không kiểm soát được lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường.

- Khả năng kiểm soát cholesterol kém hiệu quả , dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim cao hơn.

5. Lợi ích và rủi ro khi bổ sung crom

Crom picolinate là một chất bổ sung phổ biến thường được bán trên thị trường cho những người muốn xây dựng cơ bắp hoặc giảm cân. Một số vận động viên thể hình và vận động viên dùng nó để tăng cường hiệu suất và tăng năng lượng.

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng crom bổ sung có thể góp phần giảm cân và giúp tăng khối lượng cơ bắp. Ngoài ra, một số người sẽ cũng gặp phải tác dụng phụ, bao gồm phân lỏng, chóng mặt , đau đầu và nổi mề đay.

Ngoài ra, trong một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng crom trong cơ thể có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường , giảm mức độ lipid máu, tăng cường giảm cân và cải thiện sức khỏe.

6. Lưu ý về khi bổ sung crom bằng thuốc

Crom có thể có tương tác thuốc với một số chất khác, sử dụng quá nhiều cũng có thể gây ra nhiều tác hại khác nhau.

Crom picolinate can thiệp vào sự hấp thụ của thuốc dùng cho tuyến giáp. Thuốc cho tuyến giáp nên được dùng ít nhất 3 đến 4 giờ trước hoặc sau khi bổ sung crom.

Bổ sung crom trong cơ thể có thể tương tác với thuốc kháng axit, corticosteroid, thuốc ức chế H2, thuốc ức chế proton, insulin , axit nicotinic, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc ức chế tuyến tiền liệt.

Những người đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số này và những người mắc bệnh tiểu đường nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung crom, vì những chất này có thể ảnh hưởng đến đến tác dụng của những thuốc thông thường.

Không nên bổ sung crom trong khi mang thai hoặc trong khi cho con bú, và chúng không nên dùng cho trẻ em.

Crom trong cơ thể đóng vai trò quan trọng, chính vì vậy nên các bạn cần có cái nhìn tổng quan, chính xác nhất để có thể sử dụng, bổ sung crom hợp lý và hiệu quả.

Nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/articles/288177.php


Tác giả: Lan Anh