COVID-19 rất dễ lây lan và có thể biểu hiện theo những cách khác nhau. COVID-19 đôi khi xảy ra với các triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, trong khi một số người gặp các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến nhập viện hoặc tử v.ong.
Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa COVID-19 và các đợt bùng phát bệnh chàm, có thể do rửa tay thường xuyên hơn, căng thẳng gia tăng và các nguyên nhân khác.
Chàm là một tình trạng viêm da. Mọi người thường sử dụng các từ chàm và viêm da dị ứng thay thế cho nhau, vì viêm da dị ứng là dạng rối loạn phổ biến nhất. Bệnh dị ứng đề cập đến các tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, bao gồm bệnh chàm, sốt cỏ khô và bệnh hen suyễn.
Các triệu chứng của bệnh chàm da khác nhau ở mỗi người và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, tuổi tác của một người và các yếu tố khác. Những người bị bệnh chàm có thể trải qua các đợt bùng phát định kỳ.
Các triệu chứng của bệnh chàm thường bao gồm:
- Ngứa
- Các mảng da đỏ, có vảy và khô
- Vết loét da nứt ra và chảy nước nếu gãi.
Bằng chứng cho thấy rằng những người bị bệnh chàm không có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn những người không bị bệnh chàm. Ở những người bị bệnh chàm, hệ thống miễn dịch không hoạt động chính xác, nhưng nó không bị tổn hại. Bệnh chàm xuất hiện do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức.
Đọc thêm:
+ Da bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là bệnh gì?
+ Hậu Covid-19: Người bệnh có thể bị đột quỵ, đau tim. Nên làm gì để cải thiện?
Điều thú vị là, hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức ở người bị bệnh chàm có thể là một yếu tố làm giảm nguy cơ mắc COVID-19.
Nghiên cứu đã phát hiện ra các bệnh dị ứng, bao gồm cả bệnh chàm, có liên quan đến
Tuy nhiên, COVID-19 cũng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh chàm. Mọi người có thể gặp các triệu chứng chàm nghiêm trọng hơn thường xuyên hơn do các trường hợp liên quan đến COVID-19.
SARS-CoV-2 thường lây
Việc rửa tay thường xuyên có thể dẫn đến khô da tay, có thể trở nên đóng vảy và giòn hơn từ đó dẫn đến bùng phát bệnh chàm. Nhân viên chăm sóc sức khỏe bị bệnh chàm có thể bị chấn thương thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với da tay do rửa liên tục và thực hành phòng ngừa nhiễm trùng.
Nếu không điều trị, các triệu chứng của bệnh chàm có thể trở nên trầm trọng hơn.
Theo
Đối với một số người bị bệnh chàm, khẩu trang cọ xát với da trong thời gian dài có thể làm trầm trọng thêm hoặc kích hoạt bệnh chàm.
Căng thẳng cảm xúc có thể làm bùng phát bệnh chàm. COVID-19 mang lại nhiều thách thức và lo lắng,
Không có cách chữa khỏi bệnh chàm, nhưng mọi người có thể kiểm soát tình trạng bằng cách điều trị.
Tùy từng tình trạng mà người bị bệnh chàm sẽ được chỉ định các phương pháp điều trị như dùng thuốc, chăm sóc da hay quang trị liệu.
Với thuốc, bác sĩ có thể kê đơn các loại kem hoặc thuốc mỡ cortisteroid hay thuốc sinh học ngăn chặn một số chức năng của hệ miễn dịch, các chất ức chế miễn dịch hay kem dưỡng ẩm giúp sửa chữa hàng rào bảo vệ ra. Ngoài ra người bị bệnh chàm cũng cần tránh các sản phẩm chăm sóc da có tính tẩy rửa mạnh tránh làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh.
Liệu pháp quang trị liệu hay còn gọi là liệu pháp ánh sáng là biện pháp sử dụng tia cực tím để giảm viêm.
Để tránh làm khô tay do rửa tay thường xuyên, điều này có thể làm bùng phát bệnh chàm, bạn có thể thử dùng nước ấm thay vì nước nóng, vỗ nhẹ tay cho khô sau đó và thoa kem dưỡng ẩm.
Nếu khẩu trang gây kích ứng da mặt bị chàm bạn nên lựa chọn các loại khẩu trang có thành phân mềm mại, ít cọ xát mạnh vào da hơn.
Các bước dưới đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh chàm và COVID-19:
Để ngăn ngừa bệnh chàm bùng phát, mọi người nên:
- Chăm sóc da và dưỡng ẩm bằng các sản phẩm phù hợp thường xuyên
- Ngăn ngừa kích ứng da bằng các sản phẩm quần áo mềm mại không gây kích ứng
- Quản lý tốt căng thẳng
- Duy trì thân nhiệt thoải mái, không để quá nóng hoặc quá lạnh.
CDC khuyến cáo rằng bạn có thể ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 như sau:
- Rửa tay thường xuyên
- Làm sạch và khử trùng các bề mặt hay tiếp xúc
- Đeo khẩu trang
- Tiêm phòng đầy đủ
- Giữ khoảng cách an toàn ở nơi công cộng
- Tránh xa những khu vực lưu thông gió kém
- Hắt hơi và ho dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy dùng một lần
- Làm các xét nghiệm khi nghi ngờ.
Nếu bị bệnh chàm, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu:
- Bệnh đang ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn
- Thuốc OTC không có tác dụng
- Các vết chàm dường như bị nhiễm trùng hoặc có mủ, sưng đỏ
- Các tổn thương chàm bao phủ một vùng lớn cơ thể.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người bị bệnh chàm có thể ít có nguy cơ nhiễm COVID-19 hơn nhưng thói quen rửa tay thường xuyên, căng thẳng, kích ứng do khẩu trang có thể làm bùng phát bệnh.
Nguồn dịch: What to know about COVID-19 and eczema