Theo Y học cổ truyền, khí và huyết có mối quan hệ chặt chẽ, khí là gốc của huyết, huyết là nơi khí tồn tại.
Cụ thể, huyết là vật chất để nuôi dưỡng cơ thể, đối với nữ giới, huyết còn là phần âm, là cơ sở hoạt động tính dục (thai nghén, kinh nguyệt).
Suy nhược khí huyết có thể gây ra nhiều chứng bệnh cho cơ thể. Đặc biệt, phụ nữ bị chứng suy nhược khí huyết có thể bị ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ.
Suy nhược khí huyết ở nữ giới là gì? (Ảnh: Internet)
Đau bụng kinh hay thống kinh là một chứng bệnh phổ biến do suy nhược khí huyết gây ra. Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt là do huyết hóa ra, huyết lại tùy vào khí để vận hành. Do đó, khi gặp phải chứng suy nhược khí huyết, kinh nguyệt của phụ nữ rất dễ bị ảnh hưởng.
Suy nhược khí huyết ở nữ giới có thể dẫn đến đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt (Ảnh: Internet)
Nếu khí hư, huyết ít hoặc trì trệ, huyết ứ, quá trình kinh nguyệt cũng bị cản trở, không thông, gây ra đau bụng dữ dội. Đau bụng kinh do suy nhược khí huyết tồn tại ở nhiều thể khác nhau: thể huyết hư, thể khí trệ huyết ứ, thể hư hàn, thể thực hàn, thể huyết nhiệt,... Đau bụng kinh do suy nhược khí huyết có thể xảy ra ở vùng bụng dưới, từ hạ vị lên xương ức hoặc tỏa xuống đùi, lưng,...
Suy nhược khí huyết ở nữ giới cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài. Khi gặp tình trạng này, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường không đều, thời gian hành kinh kéo dài (rong kinh). Ngoài ra, trong chu kỳ kinh nguyệt, máu có thể ra quá ít hoặc quá nhiều, thậm chí xuất hiện máu kinh có vón cục,...
Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt là do chứng suy nhược khí huyết ở nữ giới. Khi khí huyết không được lưu thông, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.
Đây là tình trạng do suy nhược khí huyết gây ra, khiến mô tuyến của nội mạc tử cung hiện diện bên trong cơ của thành tử cung. Ở phụ nữ bình thường, biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung. Có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon sinh dục nữ để tạo ra hiện tượng kinh nguyệt.
Lạc nội mạc tử cung do suy nhược khí huyết (Ảnh: Internet)
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ 35-50 tuổi. Khi các mô tuyến lạc vào trong cơ tử cung sẽ gây ra tình trạng bệnh lý bất thường với triệu trứng phổ biến nhất là đau bụng kinh, kinh nguyệt nhiều và rong kinh... Nguy hiểm hơn, lạc nội mạc tử cung do suy nhược khí huyết có thể dẫn đến viêm dày dính, biến dạng cơ quan, thậm chí là dẫn đến vô sinh.
Theo Y học cổ truyền, lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, bên cạnh suy nhược khí huyết, như phong hàn, cơ thể suy nhược, khí hư,... Để điều trị lạc nội mạc tử cung, cần kết hợp các bài thuốc với việc điều chỉnh cơ thể, cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết,...
Suy nhược khí huyết có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa của phụ nữ, dẫn tới tình trạng sụt giảm estrogen nghiêm trọng. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường có các triệu chứng: kinh nguyệt bất thường, giảm khả năng sinh sản, rối loạn giấc ngủ, da khô, nám sạm, rụng tóc,...
Để làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh do suy nhược khí huyết điển hình, cần tiến hành điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông khí huyết.
Suy nhược khí huyết có thể ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của phụ nữ (Ảnh: Internet)
Có thể thấy, suy nhược khí huyết ở nữ giới gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của chị em. Để hạn chế tình trạng này, phụ nữ cần duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh, một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tập luyện thể dục thể thao vừa sức.
Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.