Để hiểu rõ hơn về chỉ số này, mời chị em tham khảo những kiến thức mà suckhoehangngay.vn cung cấp trong bài viết dưới đây.
LH là từ viết tắt của Luteinizing Hormone – một loại hormone quan trọng mà trong quá trình khám nội tiết cần phải xác định. Loại hormone thúc đẩy tế bào hoàng thể nhằm kích thích tuyến yên sản xuất nang trứng trong não. Chỉ số LH có liên quan mật thiết đến khả năng sinh sản của phụ nữ và ở cả nam giới.
Như chúng ta đã biết, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được chỉ ra làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn hoàng thể và giai đoạn nang trứng. Khi đó, hormone LH sẽ tăng cao đột biến trong khoảng giữa của chu kỳ kinh và hình thành sự rụng trứng. Mặt khác, hormone LH cũng kích thích buồng trứng nữ giới sản sinh Steroid và Estradiol. Chính vì vậy, những phụ nữ mãn kinh thường có chỉ số LH cao hơn bình thường.
Chỉ số LH có liên quan mật thiết đến khả năng sinh sản của phụ nữ (Ảnh:Internet)
Trong thời kì thai nghén, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone và nồng độ nội tiết tố, trong đó có chỉ số LH. Chỉ số này lên cao, xuống thấp bất thường tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Do đó, bà bầu nên đi khám và xét nghiệm chỉ số LH định kì để phát hiện các dấu hiệu bất thường và đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Đối với nam giới, hormone LH đóng vai trò quan trọng trong quá trình kích thích tinh hoàn sinh sản testosteron, chỉ số LH sẽ ổn định hơn khi nam giới bước qua độ tuổi dậy thì.
Nếu chị em có những biểu hiện bất thường ở cơ thể, nghi ngờ bị rối loạn nội tiết, rối loạn tuyến yên, rụng trứng bất thường hay rối loạn tuyến sinh dục thì nên đi xét nghiệm đo chỉ số LH trong cơ thể. Ngoài ra, một số phụ nữ hiếm muộn có ý định thụ tinh nhân tạo hoặc người muốn hiến trứng, xin trứng cũng cần đi xét nghiệm chỉ số LH trong cơ thể.
Với nữ giới, kiểm tra nồng độ hormone LH giúp bác sĩ chẩn đoán được các biểu hiện mãn kinh, khả năng rụng trứng, tình trạng suy vùng dưới đồi hay hội chứng buồng trứng đa nang… Chính vì vậy, chỉ số LH rất quan trọng với sức khỏe sinh sản của nữ giới.
Chỉ số LH giúp bác sĩ đánh giá nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe phụ nữ (Ảnh:Internet)
Theo các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, thời điểm thích hợp nhất để xét nghiệm đo chỉ số LH là vào khoảng ngày thứ 11 của chu kỳ "đèn đỏ". Thực hiện 3 lần trong 3 ngày liên tiếp là bác sĩ có thể đưa ra kết luận chính xác về tình trạng bệnh.
Tóm lại, đo được chính xác chỉ số LH sẽ giúp xác định được:
- Thời gian rụng trứng và thời điểm thích hợp để tiến hành thụ tinh nhân tạo, chẩn đoán được sự bất thường ở trục dưới đồi – tuyến yên.
- Xác định thời gian phù hợp nhất để giao hợp và thụ thai.
- Chẩn đoán hiện tượng mãn kinh, hiện tượng bất thường trong quá trình rụng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang.
Chỉ số LH sẽ được bác sĩ phân loại theo từng thời kì xét nghiệm để đánh giá (Ảnh:Internet)
Cùng với chỉ số FSH thì chỉ số LH được điều khiển bởi GnRH ở tuyến yên, chỉ số LH được cho là bình thường nếu rơi vào khoảng 20IU/I. Trong thời điểm phóng noãn, chỉ số này rơi vào khoảng 40 - 80 IU/I ở thời gian khoảng 17 giờ.
Dưới đây là chỉ số LH trong một số giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ:
- Giai đoạn pha nang noãn: 1 - 18 (mIU/ml)
- Giữa chu kỳ kinh nguyệt: 24 - 105 (mlIU/ml)
- Giai đoạn hoàng thể: 0,4 - 20 (mlIU/ml)
- Giai đoạn phụ nữ mãn kinh: 15 - 62 (mlIU/ml)
Như các chỉ số nêu trên thì trong suốt chu kỳ kinh nguyệt chỉ số LH sẽ thấp và đạt đỉnh cao trong thời kỳ phóng noãn. Vì vậy, nếu như nồng độ hormone LH ở giữa chu kỳ kinh nhỏ hơn 10 mUI/ml thì khả năng sẽ không có đỉnh LH và hiện tượng phóng noãn có thể không xảy ra.