Những điều cần biết về chấn thương dây thanh quản

Những điều cần biết về chấn thương dây thanh quản
Chấn thương dây thanh quản có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp và ảnh hưởng đến tính mạng con người. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu chấn thương dây thanh quản, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị khẩn cấp.

1. Chấn thương dây thanh quản là gì?

Chấn thương dây thanh quản là tình trạng đường hô hấp bị tắc nghẽn bởi những tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên thanh quản. Đây là một hiện tượng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Chấn thương thanh quản được chia làm 2 dạng: chấn thương ngoài thanh quản và chấn thương trong thanh quản.

Chấn thương ngoài thanh quản xảy ra sau khi vùng cổ gặp phải những tác động nghiêm trọng do các vật nhọn cứng như dao, kéo đâm xuyên qua họng. Chấn thương thanh quản xảy ra phổ biến nhất do nguyên nhân tai nạn giao thông.

Ảnh 2.

Chấn thương dây thanh quản thường xảy ra do tai nạn giao thông. Ảnh: Internet

Hiện tượng này tương đối phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi khi gặp sự cố. Tuy nhiên, trẻ em và phụ nữ thường có tỷ lệ chấn thương cao hơn do cấu tạo cổ họng khá mỏng và dài hơn so với nam giới. Trong đó chấn thương thanh quản xảy ra phổ biến nhất do nguyên nhân tai nạn giao thông.

Chấn thương trong thanh quản thường là những tổn thương do các tác động của việc đặt ống nội khí quản, xử lý các khối u hay soi thanh khí quản gây ra. 

2. Dấu hiệu chấn thương dây thanh quản

Người bệnh thường có các dấu hiệu chấn thương dây thanh quản điển hình như: giọng nói trở nên khàn đặc, hơi thở ồn, cảm thấy khó khăn khi giao tiếp, đau ở cổ khi nuốt hoặc ho, ho ra máu. Ngoài ra bệnh nhân bị chấn thương dây thanh quản có thể bị xuất hiện vùng bầm trên cổ, sưng cổ và bị suy hô hấp.

Ở một vài trường hợp bệnh nhân có thể không có dấu hiệuchấn thương dây thanh quản rõ ràng ngay lập tức nên gây khó khăn trong việc nhận biết tình trạng bệnh để kịp thời điều trị.

Ảnh 3.

Hơi thở ồn ào, cổ họng đau buốt khó khăn trong giao tiếp là dấu hiệu thường gặp ở chấn thương dây thanh quản. Ảnh: Internet

3. Chẩn đoán chấn thương dây thanh quản

Khi nghi ngờ bệnh nhân bị chấn thương dây thanh quản, đứt dây thanh quản,  bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp để xác định chẩn đoán. 

Thông thường bác sĩ sẽ đánh giá thông qua nguyên nhân chấn thương và mức độ suy hô hấp của bệnh nhân, kiểm tra vùng cổ để nghe âm thanh popping và cảm giác dưới da cổ họng. 

Nếu bệnh nhân bị khàn tiếng, bác sĩ có thể sử dụng một ống soi thanh quản để xác định các dây thanh âm có bị tụ máu hoặc gián đoạn hay không. Đồng thời, tiến hành chụp CT scan của cổ và ngực hoặc soi thanh quản để chẩn đoán chính xác tình trạng chấn thương nhằm đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.

4. Điều trị chấn thương dây thanh quản

Dựa trên mức độ biểu hiện bệnh lý mà tình trạng chấn thương thanh quản được chia làm 3 cấp độ tương ứng với 3 mức độ điều trị.

Cấp độ 1: Bệnh nhân có các biểu hiện triệu chứng khó thở mức độ nhẹ, có máu tụ nhỏ nhưng các vết rách không có bằng chứng lâm sàng chấn thương. Tình trạng này sẽ được quan sát bằng phương pháp kê cao đầu hay sử dụng không khí ẩm. Bệnh nhân có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, corticoid, hoặc thuốc chống viêm để giảm phù nề đường tĩnh mạch.

Cấp độ 2: Ở cấp độ này bệnh nhân bị tổn hại khá nặng, máu tụ gây phù nề nặng, niêm mạc bị thương tổn. Bệnh nhân có thể phải cần đến ống soi khí quản để tiếp cận vùng chấn thương, tiến hành phương pháp mở khí quản.

Cấp độ 3: Bệnh nhân xuất hiện vết rách niêm mạc rộng tiếp xúc sụn, đường thở hư hại bởi mức độ tụ máu phù nề nặng, dây thanh âm của bệnh nhân bất động. Bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành mở khí quản, soi thanh quản, soi thực quản để thăm dò chữa trị vết thương. Trong một số trường hợp bệnh nhân cần sự hỗ trợ của khung xương đỡ stent, phục hồi lại cấu trúc khung xương sụn nếu có gãy, vỡ, di lệch.

Mọi phương pháp can thiệp chữa trị nên được tiến hành đúng cách, đúng quy trình và nhanh chóng nhất có thể để tránh gặp phải các biến chứng ngoài mong muốn.

Tác giả: Huyền Trang