Những điều cần biết về các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Những điều cần biết về các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước, chất thải, môi trường hoặc trong quá trình sản xuất, vận chuyển và chế biến. Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn rất thường gặp trong cộng đồng. Dưới đây là các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách phòng tránh.

Có rất nhiều loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm với những dấu hiệu, biểu hiện khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là một số loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp. Chúng có thể tồn tại trong thức ăn, đồ uống, thịt động vật, rau củ bị nhiễm khuẩn do nguồn nước, chất thải và quá trình sản xuất, vận chuyển,...

1. Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp

Clostridium botulinum type B, Listeria monocytogenes, E. coli, Staphylococcus... là một trong số ít các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm ở người.

1.1. Vi khuẩn Clostridium botulinum type B

Clostridium botulinum type B là loại vi khuẩn có độc lực mạnh, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của con người khi bị ngộ độc thực phẩm. Thậm chí nó còn có khả năng gây ra tử vong ở người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Độc tố của Clostridium botulinum type B là botulinum vô cùng nguy hiểm. Theo nghiên cứu khoa học thì một nanogam/kg botulinum khi tiêm vào cơ thể có thể gây chết người. 30 nanogam đủ để gây ngộ độc qua đường ăn uống.

Do đó, Clostridium botulinum type B là loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm nhất. Triệu chứng đặc trưng khi bị ngộ độc thực phẩm do Clostridium botulinum type B là mệt mỏi, sụp mí mắt, khó nuốt, liệt cơ, khó thở...

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 1.

Clostridium botulinum type B vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có trong Pate - Ảnh: Internet

1.2. Vi khuẩn Listeria

Listeria là vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm vô cùng nguy hiểm. Khi bị ngộ độc có tới 20- 30% số ca bệnh có thể tử vong. Nhóm vi khuẩn này phát triển mạnh mẽ trong môi trường. Chúng có thể tồn tại trong đất, trái cây, rau quả.

Listeria có thể tăng trưởng và phát triển khi thực phẩm được bảo quản lạnh ở 4 độ C. Bên cạnh đó nó có thể lây nhiễm vào thịt nguội, thịt hun khói, sữa và chế phẩm từ sữa không qua khử trùng.

Ngộ độc thực phẩm do Listeria có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày với các triệu chứng như: Rối loạn hệ tiêu hoá, sốt, cảm lạnh, đau đầu, nôn mửa. Ở các trường hợp có dấu hiệu nặng hơn thường đe dọa đến tính mạng người bệnh.

1.3. Vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm

Samonella phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên. Nhóm vi khuẩn này thường được tìm thấy ở các loài bò sát, thịt gia cầm, trứng và sữa không qua tiệt trùng. Samonella thường gây ra 4 dạng lâm sàng chính là: Dạng viêm đường ruột, nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trung khu trú ngoài đường ruột, các loại bệnh về ruột kèm sốt và dạng không triệu chứng.

Thời gian ủ bệnh do ngộ độc thực phẩm bởi vi khuẩn Salmonella thường kéo dài từ 12 - 72 giờ. Các triệu chứng ngộ độc có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Bên cạnh đó Salmonella nhiễm trùng có thể lây lan từ người sang người nên cần có biện pháp phòng tránh phù hợp.

1.4. Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Campylobacter

Đây là một trong những vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có hại cho dạ dày. Nhóm vi khuẩn này thường sinh sống trong ruột của gia súc, gia cầm.

Campylobacter được tìm thấy trong thịt sống, sữa không tiệt trung và nước nhiễm bẩn. Thời gian ủ bệnh do Campylobacter có thể kéo dài từ 2 - 5 ngày. Các triệu chứng ngộ độc có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày.

Ngộ độc thực phẩm do Campylobacter có thể hình thành hội chứng Guillain Barre (GB). Hội chứng gây yếu và dẫn đến tê liệt cơ bắp trong vòng 2 - 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Khi bị hội chứng GB bệnh nhân có thể gặp rắc rối trong nhiều tuần cho đến nhiều năm sau.

1.5. Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Bacillus cereus

Bacillus cereus là loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm thường gặp. Chúng cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày ở người bệnh. Loại vi khuẩn này có khả năng sinh ra các bào tử chịu được nhiệt độ cao. Do đó, chúng có thể xuất hiện ở cả thực phẩm tươi sống và đồ ăn đã nấu chín.

Thời gian ủ bệnh do vi khuẩn Bacillus cereus rất ngắn. Cơ thể bạn có thể xuất hiện triệu chứng sau vài giờ nhiễm khuẩn. Mặc dù gây ra các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn nhưng người bệnh có thể tự khỏi nếu có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Bacillus cereus vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet

1.6. Vi khuẩn E. coli gây ngộ độc thực phẩm

E.coli là vi khuẩn tồn tại trong ruột người và động vật. Nguồn nhiễm chủ yếu là phân, nước chưa qua xử lý và thực phẩm tươi sống. Người bệnh nhiễm khuẩn E.coli sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, đau bụng quằn quại, nôn mửa kéo dài.

Thời gian ủ bệnh do vi khuẩn E.coli có thể kéo dài từ 3 - 4 ngày. Các triệu chứng bệnh có thể kéo dài đến 10 ngày. Phần lớn các trường hợp bệnh sẽ khỏi sau 6 - 8 ngày. Tuy nhiên nếu bị nhiễm khuẩn chủng E.coli O157:H7, người bệnh có thể bị xuất huyết tiêu hoá, suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong.

1.7. Vi khuẩn Staphylococcus

Staphylococcus là loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm sống chủ yếu ở người và động vật. Loại vi khuẩn này có thể sinh sôi trên thức ăn và tiết ra chất độc. Thịt, trứng, sữa và phụ phẩm sữa là các loại thực phẩm dễ nhiễm khuẩn. Mặc dù chúng có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao nhưng chất độc của nó vẫn tồn tại trong thức ăn gây ra ngộ độc.

Thực phẩm nhiễm độc do Staphylococcus không gây ôi thiu, không có mùi hôi nên rất khó phát hiện. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện từ 30 phút đến 8 giờ sau khi ăn. Ngộ độc do Staphylococcus có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau bụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Người tiêu dùng cần tìm hiểu và Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.

2. Dấu hiệu chung và cách điều trị các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm cấp tính thường xảy ra ngay sau khi ăn từ 30 phút đến 48 giờ. Một số triệu chứng đặc trưng của ngộ độ là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Phân có thể lẫn máu, dịch nhầy.

Kèm theo đó là các dấu hiệu như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu... Trường hợp nặng có thể hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, dấu hiệu, phương pháp điều trị và cách phòng tránh - Ảnh 3.

Đau bụng, tiêu chảy là dấu hiệu đặc trưng của ngộ độc thực phẩm - Ảnh: Internet

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng. Vì thế, khi điều trị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn chúng ta cần đến sự kết hợp của điều trị căn nguyên và điều trị triệu chứng.

Một số phương pháp bạn có thể áp dụng khi bị ngộ độc thực phẩm như:

- Diệt khuẩn bằng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy từng loại vi khuẩn gây ngộ độc, bác sĩ sẽ sử dụng loại kháng sinh phù hợp.

- Bù nước và điện giải cho người bệnh khi bị nôn nhiều hoặc tiêu chảy liên tục.

- Sử dụng thuốc cầm tiêu chảy đúng thời điểm. Không dùng quá sớm khiến mầm bệnh tích tụ lại. Không dùng quá muộn khiến cơ thể bị mất nước nặng nề.

- Bên cạnh đó khi bị ngộ độc thực phẩm bạn có cần áp dụng các biện pháp xử lý sớm như: Móc họng để nôn hết các thức ăn bị nhiễm độc ngay khi có triệu chứng. Sử dụng than hoạt tính để hấp thu chất độc trong cơ thể. Cho bệnh nhân ăn các món nước như cháo, canh, sữa tiệt trùng, lòng trắng trứng...

3. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn gây ra, chúng ta nên hạn chế sử dụng sữa, nước trái cây chưa qua tiệt trùng, hải sản sống và các loại thịt tái. Đây là nhóm thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao , gây hại cho sức khỏe con người.

- Khi sử dụng trái cây, rau củ tươi cần phải rửa sạch trước khi ăn hoặc chế biến. Đồi ăn sau khi sơ chế, chưa sử dụng ngay cần được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp.

- Tách riêng đồ tươi sống và thực phẩm nấu chín để tránh lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, cần phải rửa sạch dụng cụ như dao, thớt, chảo...bằng nước ấm và dung dịch chuyên dụng.

- Rã đông thực phẩm trong tủ lạnh trước khi sử dụng. Và đừng quên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến hoặc sau khi đi vệ sinh.

Trên đây là một số kiến thức về ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn bạn cần biết để bào vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Hãy đến bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và điều trị sớm.


Tác giả: HT