Những điều cần biết về bệnh viêm lưỡi di trú

Những điều cần biết về bệnh viêm lưỡi di trú
Nếu bạn nhìn thấy những vệt loang lổ trên lưỡi của con thì bé có thể đang mắc phải viêm lưỡi di trú. Vậy nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng và cách điều trị tình trạng này thế nào? Các mẹ cùng tham khảo bài viết dưới để hiểu hơn nhé!

1. Viêm lưỡi di trú là bệnh gì?

Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, viêm lưỡi di trú là hiện tượng lành tính. 

Khi mắc phải, trên bề mặt lưỡi của các bé có những mảng đỏ hoặc vệt màu đậm hơn những phần khác. 

Các vệt này rải rác trên lưới, giữa các gai vị giác một cách bất quy tắc. Hiện tượng này rất dễ nhận biết, chỉ cần mẹ chịu khó quan sát 1 chút là có thể nhận thấy.

Các mẹ có thể nhận thấy các vết đó ngày càng lan rộng hoặc xuất hiện thêm một vài vệt nhỏ. Đôi khi những đốm đỏ nhiều, loang rộng, sưng tấy và bé bắt đầu có cảm giác khó chịu, đau và chán ăn. Tuy nhiên, hiện tượng bị nặng như vậy thường ít (2-4%) do đó các mẹ không cần quá lo lắng.

Viêm lưỡi di trú thường gặp nhiều ở các trẻ từ 4 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các bé lớn hơn cũng gặp phải nhưng cũng nhanh hết. Bệnh thường hình thành và xuất hiện khoảng 10 ngày đến 2 tuần rồi khỏi, tỉ lệ bị kéo dài thường thấp.

Ảnh 2.

Viêm lưỡi di trú thường gặp nhiều ở các trẻ từ 4 tuổi trở xuống (Ảnh: Internet)

2. Viêm lưỡi di trú do nguyên nhân nào gây nên?

Rất nhiều người lo lắng khi bé nhà mình gặp phải tình trạng viêm lưỡi di trú vì nghĩ rằng đây là hiện tượng nấm miệng. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh không phải do nấm và bệnh hầu hư vô hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nguyên nhân gây bệnh hiện tượng chưa thể xác định chính xác nguyên nhân, hiện nguyên nhân chỉ ra hầu hết là do cơ địa của bé.

Khi bị viêm lưỡi di trú, các bé có thể cảm giác nhạy cảm hơn nên không thích các loại gia vị và thức ăn nóng. Nhiều bé có thể có xúc giác kém hơn, không thích các loại gia vị đậm. Hiện đã có một vài nghiên cứu cho rằng viêm lưỡi bản đồ có thể liên quan đến các bệnh vảy nến, dị ứng thời tiết, hen suyễn... Do đó không nên quá chủ quan với hiện tượng này.

3. Phát hiện viêm lưỡi di trú

Biểu hiện viêm lưỡi di trú khá dễ phát hiện. Bạn chỉ cần quan sát lưỡi bé, nếu thấy trên đó xuất hiện các vệt đỏ nhìn giống hình bản đồ thì có thể là hình ảnh viêm lưỡi di trú. 

Tuy nhiên, biểu hiện này cũng giống các biểu hiện của nhiều vấn đề tại lưỡi khác nên để phát hiện chính xác cần được kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa. Với bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám được biểu hiện lâm sàng, kết hợp tiểu sử bệnh lý và phân tích đặc điểm tổn thương trên lưỡi, các vết nứt giữa các mô lưỡi để xác định viêm lưỡi bản đồ.

Ảnh 3.

Biểu hiện viêm lưỡi di trú khá dễ phát hiện, vì vậy bố mẹ cần quan sát trẻ để nhận biết sớm (Ảnh: Internet)

4. Cách chữa viêm lưỡi di trú

Như đã khẳng định, viêm lưỡi di trú lành tính nên không quá lo lắng. Khi cảm thấy hoặc nghi ngờ bé mắc bệnh, các bạn hãy hạn chế cho bé ăn những đồ cay nóng, đồ ăn chứa chất kích thích thì chỉ 10 ngày đến 2 tuần là tự khỏi. Cháo, bún, mì, các đồ ăn mềm với độ mặn vừa phải là thức ăn lý tưởng cho những bé bị viêm lưỡi bản đồ.

Các mẹ cũng nên chú ý cho bé vệ sinh răng miệng hàng ngày (đánh răng, súc miệng nước muối). Lựa chọn kem đánh răng phù hợp với bé, những loại kem đánh răng có vị ngọt sẽ khiến bé thích thú hơn. Trong trường hợp bé có biểu hiện đau, bỏ ăn, bỏ bú thì cần đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm.

Lưu ý cho các mẹ khi có con bị viêm lưỡi di trú đó là không nên sử dụng các loại lá dân gian để đắp. Thay vào đó, hãy thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C tăng đề kháng và chú ý đến vệ sinh răng miệng.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về viêm lưỡi di trú ở bé. Qua đó, các mẹ có thể yên tâm nếu phát hiện bé nhà mình bị các vết đỏ trên lưỡi.

Tác giả: Minh Nghiêm