Vẩy nến là một trong những loại bệnh ngoài da khá phổ biến. Nó được biết đến như một rối loạn về da thường gặp, ở nhiều đối tượng khác nhau. Nói cách khác, vẩy nến là tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa của tế bào da, với những biểu hiện đặc trưng như: bề mặt da bị tổn thương, các mảng da bị bong tróc, màu đỏ tía hoặc hơi hồng cùng các lớp vẩy trắng xếp chồng lên nhau, dính trên da mà không bong ra.
Ở giai đoạn giữa của bệnh, vùng da bị vẩy nến lâu dần sẽ bắt đầu bị sừng hóa, ngứa ngáy, tổn thương,... những vị trí thường gặp tình trạng này là vùng nếp gấp trên cơ thể như :khuỷu tay, đầu gối, da đầu hoặc một số vùng da lân cận. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà ở phạm vi bệnh trên cơ thể cũng khác nhau.
Những vị trí thường gặp tình trạng này là vùng nếp gấp trên cơ thể như :khuỷu tay, đầu gối, da đầu hoặc một số vùng da lân cận.
Nếu ở mức độ nhẹ, vẩy nến chỉ xuất hiện ở một vài vị trí, nhưng với trường hợp nặng hơn, vẩy nến hoàn toàn có thể tấn công trên diện rộng, lây khắp toàn thân rất mất thẩm mĩ, khiến bệnh nhân mặc cảm, xấu hổ vì những vết đỏ và sẹo mà căn bệnh để lại. Bên cạnh đó, những biểu hiện cũng như hậu quả của bệnh còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh.
Vẩy nến là một bệnh da liễu khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê, tỉ lệ mắc căn bệnh này chiếm đến khoảng 1,5-2% dân số hiện nay, trong đó, đa phần khởi phát từ người trưởng thành, mà chiếm số đông nhất là trong độ tuổi từ 20-30, không giới hạn về giới tính, đều có nguy cơ mắc bệnh ngang nhau.
Nam hay nữ đều có nguy cơ bị vảy nến ngang nhau
Một điều có lẽ khiến khá nhiều người hoang mang là vẩy nến là căn bệnh có tính di truyền từ những người có cùng huyết thống. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh vẩy nến cũng có thể xuất hiện ở mọi chủng tộc, nhưng tần suất mắc bệnh ở người Nhật, Tây Ấn, người Eskimo và người da đỏ châu Mỹ lại thấp hơn. Đặc biệt, bệnh mang tính di truyền khá rõ nét với tỉ lệ 8,1% con bị bệnh nếu hoặc mẹ bị vẩy nến và tận 41% con cái mắc bệnh vẩy nến nếu cả cha và mẹ đều có bệnh này.
Cho đến nay, câu trả lời về nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến vẫn chưa có một kết luận chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học đều cho rằng bệnh vẩy nến có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch của cơ thể. Cụ thể là do các tế bào lymphoT trong cơ thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh khác là một loại "ngoại xâm", tấn công chính các tế bào này, khiến chúng bị tổn thương. Điều này dẫn đến việc kích thích các tế bào da tăng trưởng nhanh hơn mức bình thường, gây ra một loạt thay đổi trên làn da như: da tấy đỏ, bong tróc, tế bào chết sinh ra nhanh và nhiều, sần sùi, xếp chồng,... hay còn gọi là bệnh vẩy nến..
Đến nay, dù nguyên nhân gây bệnh vẩy nến chưa được làm rõ, nhưng người ta đã xác định được các yếu tố kích thích cũng như tăng nguy cơ bệnh vẩy nến ở người như:
- Da bị tổn thương: Có thể do các vết đứt, vết xước hay vết cắn côn trùng mà bạn vô tình gặp trong cuộc sống hằng ngày.
- Tâm lý không ổn định: Việc bạn quá căng thẳng hay stress với công việc hoặc có nhiều điều suy nghĩ, sức khỏe cũng như khả năng đề kháng của bạn sẽ giảm đi đáng kể, điều này sẽ khiến bạn dễ bị bệnh hơn bình thường.
Việc bạn quá căng thẳng hay stress, sức khỏe cũng như khả năng đề kháng của bạn sẽ giảm đi đáng kể, điều này sẽ khiến bạn dễ bị bệnh hơn bình thường.
- Nhiễm trùng: các vết nhiễm trùng ở đây có thể là vết thương hở không được điều trị đúng cách, các ổ viêm trên da hay có thể là viêm họng,...
- Những thói quen xấu trong sinh hoạt: Việc sinh hoạt và có một lối sống không lành mạnh cũng khiến bạn trở thành nạn nhân của bệnh vẩy nến như: uống quá nhiều bia rượu, dùng chất kích thích hay hút thuốc lá,...
Việc sinh hoạt và có một lối sống không lành mạnh cũng khiến bạn trở thành nạn nhân của bệnh vẩy nến
- Sự thay đổi nội tiết tố: điều này thường gặp hơn ở đối tượng nữ giới ở những giai đoạn gặp sự thay đổi lớn về horrmone lớn trong đời, đặc biệt trong gia đoạn dậy thì và tiền mãn kinh.
- Sử dụng một số loại thuốc: Lithium, thuốc chống sốt rét, thuốc chống viêm non-steroid (ibuprofen), thuốc hạ áp (thuốc ức chế beta, ức chế men chuyển, thuốc điều trị suy tim sung huyết (thuốc chẹn beta),... cũng dễ gây dị ứng, dẫn đến nổi mề đay.
- Rối loạn miễn dịch do mắc các bệnh HIV và nhiều bệnh rối loạn miễn dịch khác.
Bệnh vẩy nến không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và đời sống của bạn. Hi vọng những kiến thức trên phần nào giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này.