Những điều cần biết về bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn

Những điều cần biết về bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn
Bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn là bệnh lý về da khá phổ biến. Chúng là những vết sưng lành tính xuất hiện dưới da. Nhìn chung, u nang Epidermoid không gây đau đớn hay nguy hiểm cho bệnh nhân nếu được chăm sóc cẩn thận và không bị viêm nhiễm, nhiễm trùng.

1. Bệnh u nang Epidermoid là gì?

U nang Epidermoid hay còn gọi là u nang biểu mô, u nang bã nhờn. Đây là những vết sưng nhỏ được hình thành dưới da nhưng không phải ung thư (lành tính). Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là mặt, cổ và lưng.

U nang Epidermoid có tốc độ phát triển tương đối chậm chậm và thường không gây đau. Nhìn chung, nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nếu để bị vỡ, nhiễm trùng có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bệnh nhân.

2. Dấu hiệu bệnh u nang Epidermoid là gì?

Bệnh u nang Epidermoid khá phổ biến và dễ nhận biết. Dưới đây là các dấu hiệu thường gặp:

- Các vết sưng có đường kính khoảng 1-2cm xuất hiện ở mặt, cổ hoặc lưng

- Nang lông xuất hiện các nốt mụn đầu đen nhỏ ở ngay trung tâm

- U nang có chất nhầy màu vàng, có mùi khó chịu chảy ra

- Nốt mụn đỏ và sưng. Nếu để viêm hoặc nhiễm trùng có thể gây đau đớn.

3. Nguyên nhân bệnh u nang Epidermoid là gì

3.1. Nguyên nhân của bệnh u nang Epidermoid

Lớp biểu bì được thành thành từ các tế bào mỏng có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Chúng có cơ chế liên tục bong tróc và thay mới.

Hầu hết các u nang Epidermoid, u nang bã nhờn được hình thành khi các tế bào này di chuyển sâu hơn vào da. Tại đây, thay vì bong tróc, chúng nhân chia và phát triển, hình thành nên những khối u dưới da. Đôi khi, các u nang Epidermoid cũng được hình thành do da bị tổn thương, kích ứng. Các tế bào biểu bì tạo thành nang và tiết ra protein keratin bên trong (Đây là chất nhầy màu vàng chảy ra từ u nang khi bị vỡ)

3.2. Đối tượng có nguy cơ mắc u nang Epidermoid cao

Bất cứ đối tượng nào cũng có thể phát triển và hình thành hoặc nhiều u nang Epidermoid, u nang bã nhờn. Tuy nhiên, những cá nhân dưới đây thường có nguy cơ cao hơn:

- Người ở độ tuổi dậy thì

- Cá nhân bị một số vấn đề về rối loạn di truyền hiếm gặp

- Người có các vết thương, tổn thương da không được chăm sóc đúng cách, để nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

- Người có hội chứng Gardner, rối loạn di truyền hiếm gặp gây tăng trưởng ở đại tràng hoặc hội chứng nevus tế bào đáy

- Đàn ông có tỉ lệ u nang Epidermoid cao hơn so với phụ nữ

- Người đã hoặc từng bị mụn trứng cá

- Người thường xuyên làm việc, hoạt động dưới ánh nắng mặt trời

4. Các phương pháp điều trị bệnh u nang Epidermoid

Để chẩn đoán u nang Epidermoid, u nang bã nhờn, bác sĩ sẽ kiểm tra vết sưng và vùng xa xung quanh, thu thập bệnh sử của người bệnh. Theo đó, bệnh nhân nên cung cấp chi tiết thời gian vết thương xuất hiện và tình hình thay đổi theo thời gian. Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán u nang Epidermoid bằng mắt thường nhưng một số trường hợp sẽ cần phải siêu âm.

Dưới đây là các phương pháp điều trị u nang Epidermoid, u nang bã nhờn:

- Rạch u nang: Bác sĩ cắt một vết nhỏ trên u nang và ép dịch nhầy, dịch viêm bên trong ra ngoài. Đây là phương pháp dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, nguy cơ u nang tái phát sau điều trị là rất cao.

- Tiểu phẫu: Bác sĩ loại bỏ toàn bộ u nang bằng tiểu phẫu nhỏ. Phương pháp này được đánh giá là an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa sự quay trở lại của u nang.

- Sử dụng laser carbon dioxide: Làm bay hơi u nang và không để lại sẹo.

5. Biến chứng của bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn

U nang Epidermoid, u nang bã nhờn tuy không nguy hiểm nhưng có thể gây ra một số biến chứng sau:

- Viêm, nhiễm khuẩn: U nang có dấu hiệu mềm và sưng, lan rộng hơn trên bề mặt da. Lúc này, bác sĩ cần phải đợi u nang giảm viêm mới có thể cắt bỏ chúng hoàn toàn.

- Vỡ u nang: Khi u nang vỡ, dịch nhầy sẽ gây viêm nhiễm, bít tắc lỗ chân lông xung quanh. Làm mụn nhọt phát triển nếu không được vệ sinh và điều trị kịp thời.

- Nhiễm trùng: U nang bị nhiễm trùng, mưng mủ và gây đau đớn.

- Gây khó chịu cho bộ phận sinh dục: Khu vực bộ phận sinh dục phát triển u nang Epidermoid khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, ngứa và đau khi giao hợp, đi tiểu.

- Ung thư da: Một số trường hợp u nang Epidermoid, u nang bã nhờn có thể phát triển và dẫn đến ung thư da tế bào đáy và vảy.

6. Phòng tránh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn

Không có cách nào thực sự để ngăn chặn u nang epidermoid hình thành, nhưng tránh phơi nắng quá mức và sử dụng sản phẩm chăm sóc da dầu có thể giúp ngăn ngừa milia. Để ngăn ngừa sẹo và nhiễm trùng, không nên cố gắng bóp nang.

Để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của u nang Epidermoid, bệnh nhân cần nắm rõ nguyên nhân. Các u nang Epidermoid này thường được hình thành do các vết thương hở, lỗ chân lông bị tắc nghẽn… Bởi vậy để phòng tránh bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn bạn cần lưu ý:

- Ưu tiên các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm hữu cơ không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất để làm sạch máu

- Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây nhiều vitamin, chất xơ để đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể

- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày bằng sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ không gây kích ứng

- Nghỉ ngơi điều độ, không làm việc quá sức và thức khuya

- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường đào thải độc tế

- Bổ sung thêm nước ép trái cây tự nhiên

- Sử dụng xà phòng kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, virus khi tắm, rửa tay

- Không sử dụng thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga, chất kích thích

- Hạn chế căng thẳng, giảm thiểu stress

- Không tự ý nắn ép các nốt mụn cóc, cậy vết thương khi chưa lành miệng dễ gây nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh

- Dùng vải ẩm vệ sinh vết thương ngoài da, tránh gây nhiễm trùng

7. Hướng dẫn chế độ ăn uống cho bệnh nhân u nang Epidermoid

Một trong những cách giúp phòng và tăng cường điều trị u nang Epidermoid, u bã nhờn là đào thải độc tố trong cơ thể. Bởi vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ sẽ giúp thanh lọc cơ thể và đào thải độc tố hiệu quả. Dưới đây là những loại thực phẩm nên và không nên ăn dành cho bệnh nhân u nang Epidermoid:

7.1. Bệnh nhân u nang Epidermoid nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ da liễu, người bị u nang Epidermoid, u nang bã nhờn nên chú ý các vấn đề sau:

- Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây để giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố và hạn chế vấn đề bít tắc lỗ chân lông.

- Rau xanh: Các loại rau có nhiều vitamin K, vitamin A và C như bông cải, rau bina, cà chua, cải xoăn… Các loại vitamin này có tác dụng tăng đề kháng cho cơ thể, hạn chế tình trạng vi nấm, tăng sinh gây các bệnh da liễu.

- Các loại gia vị: Gia vị không chỉ có tác dụng tăng hương vị cho món ăn, kích thích vị giác mà còn hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng do u nang Epidermoid, u nang bã nhờn. Do đó, bạn nên sử dụng đinh hương, quế, nghệ, gừng và hương thảo khi chế biến món ăn.

- Thực phẩm giàu chất oxy hóa: Các loại rau xanh, trái cây như lưu, việt quất, dâu tây… chứa hàm lượng chất chống oxy hóa lớn giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, tăng khả năng phục hồi, bảo vệ cho da.

- Các loại hạt, dầu dừa, dầu oliu, bơ giàu vitamin E giúp tăng độ đàn hồi, cải thiện khả năng phục hồi của tế bào. Đồng thời giảm tình trạng da khô, bong tróc và ngứa do u nang Epidermoid.

- Thực phẩm lên men như dưa cải muối, kim chi giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, tăng hấp thụ chất béo và giảm viêm, kích ứng da hiệu quả.

7.2. Bệnh nhân u nang Epidermoid không nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm tốt được chuyên gia khuyến khích sử dụng, bệnh nhân u nang Epidermoid cũng cần hạn chế, kiêng những loại thức ăn dưới đây:

- Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa: Các loại dầu, mỡ động vật, thịt đỏ… có khả năng kích thích tuyến bã nhờn và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển. Từ đó khiến các u nang Epidermoid lan rộng hơn.

- Đường tinh luyện: Bánh ngọt, kẹo, bánh quy… và các sản phẩm chứa đường tinh luyện khác làm tăng các triệu chứng u nang Epidermoid, u nang bã nhờn.

- Hải sản, thực phẩm gây dị ứng như sữa, chế phẩm từ sữa

- Rượu bia, cà phê, đồ uống có cồn, nước ngọt, nước có ga… khiến da nhạy cảm hơn

8. Các câu hỏi thường gặp về u nang Epidermoid, u nang bã nhờn

Để hiểu rõ hơn về u nang Epidermoid là gì, bạn nên tham khảo thêm những vấn đề sau:

8.1. Bệnh u nang Epidermoid có chữa được không?

U nang Epidermoid, u nang bã nhờn là bệnh lý thường gặp và không gây nguy hiểm. Một vài trường hợp vết u nang có thể tiêu biến và biến mất sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu để vết thương nhiễm trùng, thời gian mắc bệnh sẽ kéo dài hơn nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nhìn chung điều trị u nang Epidermoid, u nang bã nhờn khá đơn giản. Đối các vùng da nhỏ, bạn có thể tự mua thuốc không theo toa. Hoặc tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán, xét nghiệm cũng như hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các u nang Epidermoid sẽ bình phục và lành sau 2-3 tuần.

8.2. Bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn có lây không?

Các chuyên gia da liễu cho biết u nang Epidermoid, u nang bã nhờn hoàn toàn lành tính và không lây nhiễm. Do đó, nếu được chăm sóc cẩn thận, các u nang không bị nhiễm trùng, sưng viêm sẽ không có gì đáng lo.

8.3. Bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn có di truyền không?

Đầu tiên, bạn cần hiểu được u nang Epidermoid là gì? Đây là những vết u nhỏ được hình thành dưới da. Nguyên nhân gây ra chúng là do da bị tổn thương, tiếp xúc với hóa chất, ánh nắng mặt trời lâu ngày hoặc rối loạn nội tiết tố ở độ tuổi dậy thì…

Do đó, yếu tố di truyền không làm ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh. Bởi vậy, mọi người có thể yên tâm rằng bệnh u nang Epidermoid, u bã nhờn không di truyền.

9. Các hình ảnh về bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn

Dưới đây là các hình ảnh về dấu hiệu, biến chứng của bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn:

photo-1

U nang được hình thành do các tế bào tăng sinh (lành tính) ở dưới da


photo-2

U nang Epidermoid sưng to và đỏ


photo-3

U nang Epidermoid có thể xuất hiện ở mọi nơi, phổ biến nhất là mặt, cổ và lưng


photo-4

Bác sĩ tiến hành nặn và làm sạch u nang


photo-5

U nang được điều trị bằng cách phẫu thuật, loại bỏ khối u lành tính

Do đặc điểm lành tính, không gây đau đớn hay biến chứng nguy hiểm, mọi người không cần lo lắng khi mắc bệnh u nang Epidermoid, u nang bã nhờn. Tuy nhiên, chúng hình thành nên những mảng sưng đỏ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khiến người khó chịu, ngứa. Do đó, bạn nên chú ý vệ sinh cơ thể hàng ngày và hạn chế tiếp xúc với hóa chất, tia UV… để chủ động bảo vệ làn da và phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.


Tác giả: Lê Thọ Hưng