Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm những dây thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống. Não bộ và tủy sống được gọi là hệ thần kinh trung ương. Thần kinh ngoại biên làm nhiệm vụ truyền tin giữa hệ thần kinh trung ương và những phần còn lại của cơ thể.
Bệnh thần kinh ngoại biên là gì? Bệnh thần kinh ngoại biên là sự tổn thương thần kinh thuộc hệ thần kinh ngoại biên. Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng mà bệnh thần kinh ngoại biên sẽ có những triệu chứng khác nhau như:
- Rối loạn cảm giác, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân như bị tê, châm chích
Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm những dây thần kinh bên ngoài não bộ và tủy sống (Ảnh: internet)
- Đau nhức Yếu cơ (nhược cơ), gọi là các bệnh về cơ
- Rối loạn chức năng của các cơ quan, dẫn đến chóng mặt hoặc táo bón
Nguyên nhân gây ra bệnh thần kinh ngoại biên có thể là:
Biến chứng sau quá trình điều trị ung thư cũng có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên (Ảnh: internet)
- Vấn đề về dinh dưỡng, chẳng hạn như thiếu vitamin B12 Bệnh di truyền, như bệnh Charcot-Marie-Tooth
- Sau quá trình điều trị ung thư cũng có biến chứng gây ra bệnh thần kinh ngoại biên.
Những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ gồm:
- Vị trí khối u: Khối u chèn lên dây thần kinh ngoại biên hay xâm lấn dây thần kinh có thể gây tổn thương thần kinh dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.
- Hóa trị: Một số loại thuốc hóa trị đặc thù, đặc biệt ở liều cao, có thể làm tổn thương thần kinh ngoại biên. Bao gồm các thuốc hóa trị sau: Bortezomib (Velcade) Platinums, gồm cisplatin (Platinol), oxaliplatin (Eloxatin) và carboplatin (Paraplatin) Taxanes...
- Xạ trị: Xạ trị cũng có thể gây tổn thương thần kinh.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật ở phổi, vú đều có khả năng dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.
- Các rối loạn liên quan đến ung thư: Những rối loạn này có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại vi và thường gặp hơn ở những người bị ung thư phổi. Chúng phát sinh khi hệ miễn dịch phản ứng với tế bào ung thư.
- Bệnh zona là một bệnh nhiễm virut thường gây đau và phát ban ở những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh này cũng có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại biên.
Không phải ai cũng biết biến chứng bệnh đái tháo đường gây bệnh thần kinh ngoại biên (Ảnh: internet)
- Bệnh nhân mắc một số bệnh sau đều có có nguy cơ cao bị mắc các bệnh thần kinh ngoại biên cao: Đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như HIV-AIDS, bệnh lupus và viêm khớp dạng thấp, suy thận..
Các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào dây thần kinh nào bị tổn thương và số lượng dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Chẳng hạn đối với người bị mắc bệnh thần kinh ngoại biên do biến chứng của bệnh ung thư thì triệu chứng có thể phát triển trong quá trình điều trị hoặc một thời gian ngắn sau khi điều trị ung thư.
Có 3 nhóm thần kinh ngoại biên có thể bị tổn thương:
- Thần kinh cảm giác: Những bệnh lý thần kinh ngoại biên thường ảnh hưởng đến cảm giác, cảm nhận ở tay và chân. Sau đây là những triệu chứng khi thần kinh cảm giác bị ảnh hưởng:
Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên thường gặp là tê hoặc như bị điện giật ở chân, tay (Ảnh: internet)
+ Các triệu chứng thường gặp là tê hoặc như bị điện giật. Triệu chứng này thường bắt đầu ở ngón chân và ngón tay, sau đó có thể đi dọc lên cẳng chân và cánh tay.
+ Xuất hiện cảm giác như mình đang đeo găng tay hoặc mang vớ chặt bó. Bạn có cảm giác không thoải mái ở bàn tay hoặc bàn chân, nhất là khi chạm vào các đồ vật.
+ Các vật dưới chân thường ngày không gây đau như giày dép, tấm drap trải giường… nay lại gây ra cảm giác đau.
+ Bạn gần như bị mất cảm giác đối với nhiệt độ dù nóng hoặc lạnh.
+ Bạn có thể rơi vào tình trạng nầy được gọi là mất định vị. Nó làm cho việc đi lại hoặc cầm nắm đồ vật trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khi ở trong phòng tối hoặc khi cầm nắm những vật nhỏ.
- Thần kinh vận động: nhóm thần kinh vận động đảm nhận chức năng truyền thông tin giữa não và các cơ. Khi những dây thần kinh này bị tổn thương, bạn có thể có những triệu chứng:
+ Đi lại và di chuyển khó khăn.
+ Cảm giác yếu ở chân và tay, gây ra sự mất cân bằng và mất phối hợp giữa các động tác.
Một dấu hiệu của bệnh nữa là người bệnh gặp khó khăn khi khi sử dụng bàn tay (Ảnh: internet)
+ Gặp khó khăn khi sử dụng bàn tay và cánh tay. Khó thực hiện các động tác thường ngày như gõ nhắn tin hoặc cài nút áo.
+ Chuột rút hoặc gặp tình trạng teo cơ ở tay và chân.
Thần kinh tự chủ: Đây là những dây thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa các chức năng như nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa hay tiểu tiện. Dưới đây là những triệu chứng khi hệ thần kinh tự chủ bị ảnh hưởng:
+ Vấn đề tim mạch: khi các dây thần kinh ở tim bị tổn thương, bạn có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu khi đứng lên. Đi kèm với đó có thể là những cơn đau thắt ngực cảnh báo sớm về cơn đau tim và bệnh tim.
+ Vấn đề về tiêu hóa: khi tiêu hóa thức ăn, bạn cảm thấy ợ nóng hoặc đầy bụng, no dù bạn chỉ mới ăn một lượng thức ăn nhỏ. Trong một số trường hợp, bạn có nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa.
Các triệu chứng khác
+ Bạn có thể bị đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít. Đây là dấu hiệu của sự rối loạn kiểm soát nhiệt độ cơ thể
+ Vấn đề bàng quang: bạn có thể mất cảm giác buồn tiểu, có thể bị rò rỉ nước tiểu
+ Vấn đề tình dục: phụ nữ có thể gặp các vấn đề rắc rối như chứng khô âm đạo, khó đạt cực khoái còn đàn ông có thể bị rối loạn cương dương.
- Phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên liên quan đến hóa trị:
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ loại thuốc, vitamin hay các thuốc bổ sung nào có thể giúp người bệnh tránh được bệnh thần kinh ngoại biên. Hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO) khuyến cáo bạn không nên sử dụng các vitamin hoặc các thuốc bổ sung sau đây để ngăn ngừa bệnh thần kinh ngoại biên do hóa trị: Acetyl-L-carnitine, Canxi và magiê, Glutathione, Vitamin E.
- Kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên
Một số phương pháp để giảm bớt các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm:
Sử dụng thuốc cũng là phương pháp để giảm bớt triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên (Ảnh: internet)
+ Thuốc: Mặc dù thuốc không thể chữa khỏi bệnh thần kinh ngoại biên nhưng có thể làm giảm đau cho bệnh nhân. Hiện nay các thuốc phổ biến nhất để điều trị giảm đau do thần kinh là thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
+ Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu vitamin B (gồm cả B1 và B12), axit folic, và chất chống oxy hoá có thể giúp kiểm soát bệnh thần kinh ngoại biên.
+ Vật lý trị liệu/hoạt động trị liệu và điều trị can thiệp: Vật lý trị liệu/hoạt động trị liệu có thể giúp cơ bắp khỏe mạnh và cải thiện sự điều phối động tác, hỗ trợ để bệnh nhân thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách dễ dàng.
+ Y học phối hợp: Xoa bóp, châm cứu và các kỹ thuật thư giãn có thể giúp giảm đau và giảm căng thẳng.
Theo các chuyên gia y tế, tuy viêm dây thần kinh ngoại biên không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng những triệu chứng của nó lại ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên được chia thành 2 dạng: viêm dây thần kinh ngoại biên cấp tính và viêm dây thần kinh ngoại biên mãn tính.
- Viêm dây thần kinh ngoại biên cấp tính: người bệnh sẽ thấy xuất hiện những cơn đau từ mức độ bình thường đến dữ dội, các cơn đau có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Bệnh có thể điều trị khỏi khi sử dụng thuốc đặc trị.
Một số loại thuốc đặc trị bệnh viêm thần kinh ngoại biên cấp tính bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống động kinh như topiramate
- Viêm dây thần kinh ngoại biên mãn tính: bệnh xảy ra khi những triệu chứng ban đầu không được phát hiện sớm hoặc điều trị không dứt điểm. Do đó, bệnh có những biến chứng nặng như tụt huyết áp, liệt dương,... Người bệnh không những phải chịu đựng những cơn đau dữ dội mà còn phải đối mắt với chứng teo cơ, yếu chi, dẫn đến liệt một số bộ phận trên cơ thể.
Người bị bệnh thần kinh ngoại biên có nguy cơ tự gây tổn thương. Nếu người bệnh có những triệu chứng mất cảm giác hoặc vận động, những lời khuyên sau có thể giúp người bệnh tránh được các chấn thương:
- Lắp đèn sáng ở tất cả các phòng, hành lang, và cầu thang.
Nên lắp lan can tay vịn ở cả hai bên cầu thang (Ảnh: internet)
- Lắp lan can tay vịn ở cả hai bên cầu thang.
- Lắp những tay nắm trong buồng tắm hoặc trong bồn tắm. Đặt thêm các tấm chống trơn trượt trong bồn tắm.
- Đảm bảo nhiệt độ nước vòi hoa sen hoặc nước trong bồn tắm dưới 43 độ C. Sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước và chỉnh máy nước nóng ở nhiệt độ thấp hơn.
- Lau khô nước khi sử dụng xong nhà tắm.
- Dùng các loại chén đĩa không vỡ. Sử dụng găng tay trong khi cầm nồi chảo nóng và găng tay cao su khi rửa chén.
- Nếu bác sĩ ra toa sử dụng gậy hoặc khung đi bộ, người bệnh phải sử dụng nó mỗi khi di chuyển từ phòng này sang phòng khác.
Trên đây là những thông tin hữu ích có thể giúp bạn hiểu hơn về bệnh thần kinh ngoại biên.
Có thể bạn quan tâm: