Những điều cần biết về bệnh loãng xương

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những điều cần biết về bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương đang ngày càng phổ biến trong thời đại hiện nay, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

1. Bệnh loãng xương là gì - điều ai cũng nên biết

Loãng xương chính là sự thay đổi sức mạnh của xương - sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng của xương.

Theo y học thì chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số cụ thể như: cấu trúc xương, chu chuyển xương, độ khoáng xương, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản của xương.

2. Biểu hiện của bệnh loãng xương mà ai cũng cần nắm rõ

Đa phần bệnh loãng xương không gây đau và không có bất cứ một biểu hiện lâm sàng nào.

Nhưng khi bạn thấy những biểu hiện dưới đây chính là các triệu chứng có thể là biến chứng của loãng xương:

- Biểu hiện đầu tiên của bệnh loãng xương đó là thay đổi chiều cao, hình thái: Khi đó sẽ gây giảm chiều cao theo năm tháng.

- Xẹp đốt sống: Những cơn đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống tiếp tục xẹp nặng thêm.

- Rối loạn tư thế sống: Bệnh nhân bị bệnh loãng xương sẽ xẹp nhiều đốt sống, cột sống thường bị biến dạng, điển hình là gù cong đoạn cột sống lưng – thắt lưng.

- Biểu hiện tiếp theo của bệnh loãng xương đó là gãy xương: Khi đó các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.

 3. Nguyên nhân gây nên bệnh loãng xương

Một trong những nguyên nhân trực tiếp là do giảm mật độ xương, mất nhiều khoáng đặc biệt là canxi. Khi đó các cấu trúc cấu xương bị hư tổn, trong xương xuất hiện hốc xương làm cho các bè xương mỏng đi, gây dễ gãy.

Các nhà khoa học cho tới hiện nay vẫn chưa biết chính xác lý do tại sao loãng xương xảy ra, nhưng qua nghiên cứu họ biết rằng quá trình tu sửa xương bị phá vỡ. Do xương thay đổi liên tục và xương mới được tạo ra và xương cũ được tái hấp thu.

Lúc còn trẻ, cơ thể tạo xương mới sẽ nhanh hơn phá vỡ xương cũ và tăng khối lượng xương, từ đó sẽ đạt được khối lượng xương đỉnh điểm xung quanh độ tuổi 30.

Khi bước qua tuổi 30, xương tiếp tục tu sửa, nhưng sẽ mất nhiều hơn có. Các bác sĩ cũng cho hay rằng sự phát triển bệnh loãng xương như thế nào tùy thuộc vào khối lượng xương đạt được ở độ tuổi 20 và đầu 30 và cách mất nó sau này.

Với những người có khối lượng xương đỉnh cao hơn, thì ít có khả năng có phát triển bệnh loãng xương khi có tuổi. Sức mạnh của xương ở mỗi người phụ thuộc vào kích thước và mật độ của nó; trong đó mật độ xương phụ thuộc một phần vào lượng canxi, phốt pho và các khoáng chất khác có chứa xương.

Khi xương của bạn có chứa các khoáng chất ít hơn bình thường, ít mạnh mẽ và cuối cùng mất cấu trúc nội bộ hỗ trợ sẽ dễ đối mặt với bệnh loãng xương hơn.

Bên cạnh đó là còn các yếu tố khác, chẳng hạn như mức độ hoóc môn cũng ảnh hưởng đến mật độ xương. Đối với phụ nữ, khi mức độ estrogen giảm ở thời kỳ mãn kinh, thì hiện tượng mất xương tăng đáng kể.

Còn ở nam giới, mức estrogen và testosterone thấp sẽ có thể gây ra sự mất khối lượng xương. Bệnh loãng xương thứ phát là do mắc các bệnh khác như về tiêu hoá, nội tiết, bệnh thận…hoặc do lam dụng thuốc như corticoid hoặc prepnisolon…

4. Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh loãng xương

- Đầu tiên đó là chụp X.Quang (hình thức này không có tác dụng chẩn đoán sớm loãng xương)Xét nghiệm máu (tốc độ máu lắng, CRP, điện di protein máu…)

- Đo mật độ xương để phát hiện bệnh

Trong trường hợp này thì máy đo mật độ xương dùng siêu âm chỉ có giá trị tầm soát - Máy đo mật độ xương dùng tia X năng lượng kép (DEXA) mới có giá trị chẩn đoán.

Sử dụng máy đo loãng xương sử dụng năng lượng kép hấp thu tia X: Các xét nghiệm này sẽ sàng lọc tốt nhất là năng lượng kép hấp thu tia X (DEXA). Phương pháp này vừa nhanh chóng, đơn giản và cho kết quả chính xác.

Bởi nó sẽ giúp đo mật độ xương ở hông, cột sống và cổ tay và những khu vực có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi chứng loãng xương và phương pháp này nó được sử dụng chính xác theo những thay đổi trong các xương này theo thời gian.

5. Cách điều trị bệnh loãng xương

- Phương pháp không dùng thuốc

Người mắc bệnh loãng xương cần có chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ Protein và khoáng chất, đặc biệt từ Canxi. Bên cạnh đó phải tăng cường sinh hoạt, tập luyện hoạt động ngoài trời, tập vận động thường xuyên và phù hợp với sức khỏe, tránh té ngã.

Nếu người bệnh đã có biến dạng cột sống (gù, vẹo) thì nhất định cần đeo thắt lưng cố định cột sống để trợ giúp cột sống.

- Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu

6. Các cách phòng chống bệnh loãng xương

Để phòng bệnh loãng xương thì yếu tố cần thiết để giữ cho xương khỏe mạnh là:

- Đầu tiên là đủ lượng canxi: Các bạn cần cung cấp đủ số lượng vitamin D

- Thứ 2 là cần thường xuyên tập thể dục nhưng phải tránh động tác ảnh hưởng đến cột sống

Các bác sĩ khuyên rằng khi gặp các triệu chứng, biểu hiện của bệnh loãng xương, cần đi khám ngay để được sự tư vấn và điều trị với bác sĩ chuyên khoa trong thời gian sớm nhất.


Tác giả: Thanh Lê