Những điều cần biết về bệnh giãn ống tuyến vú ở phụ nữ

Những điều cần biết về bệnh giãn ống tuyến vú ở phụ nữ
Tuyến ngực của phụ nữ là bộ phận nhạy cảm và rất dễ mắc các bệnh vô cùng nguy hiểm. Trong đó, bệnh giãn ống tuyến vú là một trong những hiện tượng ít có biểu hiện rõ ràng.

1. Bệnh giãn ống tuyến vú là bệnh gì?

Giãn ống tuyến vú hay giãn ống dẫn sữa là tình trạng ống dẫn sữa chính bị giãn ra, tình trạng này thường gặp ở những phụ nữ đã có nhiều con và cho con bú trong nhiều năm. Khi bị bệnh giãn ống tuyến vú, sữa sẽ bị tích tụ lại lâu ngày tạo thành dịch sữa đặc sệt tiết ra ngoài. 

Nếu có vi trùng xâm nhập từ bên ngoài da vào núm vú đến ống dẫn sữa, sẽ gây viêm, gọi là bội nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra bên trong lòng ống tuyến hoặc quanh ống tuyến sữa bị giãn. Điều trị tình trạng này nên dùng kháng sinh, kháng viêm từ 7 – 10 ngày. Nếu viêm nhiễm trở thành áp - xe, cần phải rạch để thoát lưu mủ. Dùng kháng sinh phối hợp để điều trị.

2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh giãn ống tuyến vú 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh giãn ống tuyến vú, các nguyên nhân cơ bản thường gặp nhất đó là:

-  Do thay đổi hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến các mô liên kết của tuyến vú

-  Hút thuốc: Các nghiên cứu cho thấy chất nicotin có trong thuốc lá gây hại cho các ống dẫn sữa, gây tắc nghẽn và viêm ống tuyến vú. Vì vậy, các phụ nữ thường xuyên hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh giãn ống tuyến vú.

-  Tụt núm vú có thể làm tắc tuyến sữa, gây viêm và nhiễm trùng dẫn đến tình trạng giãn ống dẫn sữa.

-  Thiếu vitamin A sẽ gây ra những thay đổi bất thường trong ngực và làm giãn ống dẫn sữa.  

Ảnh 2.

Hút thuốc cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh giãn ống tuyến vú. (Ảnh: Internet)

Xem thêm:

Bệnh dãn ống dẫn sữa là bệnh gì?

U xơ tuyến vú và những điều chị em không thể bỏ qua 

3. Dấu hiệu thường gặp của bệnh giãn ống tuyến vú

Không phải bất cứ phụ nữ nào bị bệnh giãn ống tuyến vú cũng đều có các dấu hiệu nhận thấy. Tuy nhiên, có một số chị em sẽ có những dấu hiệu như sau:

-   Núm vú có chảy dịch bất thường như có mủ trắng đục, đôi khi có màu hơi xanh hoặc đen.

-   Núm vú và xung quanh các mô ngực khi rờ có cảm giác cương cứng, nổi cục, sưng hay tấy đỏ

-   Núm vú bị thụt xuống.

-   Khi bị tắt ống dẫn sữa, sữa sẽ tích tụ lại, tạo điều kiện cho các vi khuẩn khác xâm nhập vào bên trong nên một số phụ nữ mắc bệnh này có thể bị viêm và sốt.  

Trong trường hợp nặng, bệnh giãn ống tuyến vú có thể phải làm phẫu thuật. Với những dấu hiệu trên, các bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm các xét nghiệm cần thiết để có hướng điều trị thích hợp.

Ảnh 3.

Bệnh giãn ống tuyến vú tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp (Ảnh: Internet)

Giãn ống tuyến vú có thể tự khỏi, tuy nhiên với một số người cảm thấy quá khó chịu thì cần phải dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ hoặc sau khi dùng thuốc kháng sinh bệnh vẫn không thuyên giảm thì bệnh nhân phải làm phẫu thuật để loại bỏ các ống dẫn sữa đã bị giãn. 

Nhiều phụ nữ chưa có gia đình hoặc chưa có con thường chủ quan, tuy nhiên bệnh giãn ống tuyến vú có thể xảy ra ở ngay thời điểm phụ nữ chưa mang thai hay lập gia đình.

Thực tế, giãn ống tuyến vú là bệnh có những biểu hiện không rõ ràng nhưng lại vô cùng nguy hiểm do đó chị em cần đặc biệt chú ý theo dõi và có phương pháp điều trị phù hợp, dứt điểm, tránh gặp những hậu quả liên quan. 

Về điều trị, nếu bệnh không gây phiền nhiễu gì lớn cho bệnh nhân thì có thể không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu có tình trạng nhiễm trùng tái diễn nhiều lần ở vùng các ống tuyến sữa bị giãn (thường ở vùng quanh quầng vú và dưới quầng vú) thì có thể chỉ định mổ cắt bỏ hệ thống ống tuyễn sữa chính bị giãn.

Để có một cơ thể khoẻ mạnh, tốt hơn hết là bạn nên đi khám tổng quát định kỳ để theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình và có cách điều trị kịp thời.

4. Những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh giãn ống dẫn sữa

- Phụ nữ có nhiều con và cho con bú trong thời gian dài

- Phụ nữ ở độ tuổi gần mãn kinh (từ 40-50 tuổi)

- Phụ nữ hút thuốc hoặc sống trong môi trường có nhiều khói thuốc

5. Phòng ngừa bệnh giãn ống dẫn sữa

Để hạn chế nguy cơ bị giãn ống dẫn sữa, bạn cần thực hiện một số thói quen sinh hoạt sau:

- Để ý những triệu chứng bất thường liên quan đến núm vú và đi khám ngay khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường

- Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh giãn ống dẫn sữa

Để chẩn đoán bệnh giãn ống dẫn sữa, ngoài những thông tin người bệnh cung cấp, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám lâm sàng. Một vài phương pháp để giúp bác sĩ có kết luận chính xác hơn bao gồm:

- Làm xét nghiệm kiểm tra dịch từ núm vú: phương pháp này giúp xác định chính xác nguyên nhân sinh hóa dẫn tới chảy dịch từ núm vú

- Nhũ ảnh: phương pháp này dùng tia X chiếu qua tuyến vú để ghi lại hình ảnh tuyến vú trên phim. Chùm tia X được sử dụng là chùm tia có cường độ thấp và bước sóng dài hơn các chùm tia X thông thường. Dựa vào nhũ ảnh, bác sĩ sẽ có nhiều thông tin để đánh giá nhu mô vú.

- Siêu âm núm vú và quầng vú: phương pháp này sử dụng một đầu phát và thu sóng để tái tạo lại hình ảnh của mô vú. Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng ống dẫn sữa bên dưới núm vú để khu trú khu vực tổn thương. 

7. Điều trị bệnh giãn ống dẫn sữa

Khi bệnh còn ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian, điều trị tại nhà để hạn chế diễn tiến của bệnh:

- Mặc áo con chất lượng tốt để ngực không bị chảy xệ, khi đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn

- Dùng một miếng gạc sạch đệm ở áo lót để thấm dịch, ngăn không cho dịch thấm ra áo ngoài

- Sử dụng gạc ấm đắp lên vùng núm vú để giảm sưng, đau

- Khi ngủ, nằm nghiêng sang phía đối diện với bên vú bị giãn ống sữa để cho vú đỡ sưng và làm dịu cơn đau. 

Khi bệnh ở mức độ nặng và kéo dài thì người bệnh cần phải được điều trị bằng các phương pháp sau:

- Sử dụng thuốc giảm đau: người bệnh có thể dùng một vài loại thuốc giảm đau như ibuprofen và acetaminophen để điều trị triệu chứng đau vú. Lưu ý: người bệnh nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. 

- Sử dụng kháng sinh: Người bệnh có thể được chỉ định dùng kháng sinh từ 10 -> 14 ngày để điều trị nhiễm trùng gây ra do giãn ống dẫn sữa. Người bệnh chỉ được sử dụng kháng sinh theo đúng liều chỉ dẫn, không tự ý dừng khi thấy các triệu chứng suy giảm. 

- Phẫu thuật: trong trường hợp sử dụng kháng sinh và theo dõi tại nhà không có tác dụng, phương pháp phẫu thuật sẽ được sử dụng để cắt bỏ phần ống dẫn sữa bị giãn. 

Tác giả: Thanh Hoa