Bệnh chảy mủ tai xuất hiện có thể do ngoáy tai thường xuyên với lực quá mạnh khiến lớp da bảo vệ bên ngoài bị trầy xước, vi khuẩn vi trùng dễ dàng xâm nhập vào và gây bệnh. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây viêm ống tai, đau tai, sưng tấy, sốt và chảy mủ trong tai.
Một vài trường hợp bị chảy mủ tai kèm theo triệu chứng nghe kém, mất thính lực tạm thời, co giật trong tai, đau đầu, chóng mặt có thể là biểu hiện của bệnh ung thư tai rất nguy hiểm.
Bệnh chảy mủ tai xuất hiện có thể do ngoáy tai thường xuyên với lực quá mạnh (Ảnh: Internet)
Bệnh chảy mủ tai không chỉ đơn thuần là do vệ sinh tai không đúng cách, bị dị vật ở tai… mà còn là triệu chứng của bệnh ở tai nào đó nên chúng ta không được chủ quan bỏ qua.
Việc sử dụng tăm bông để ngoáy tai quá mạnh hay sử dụng dụng cụ vệ sinh tai sắc nhọn khiến tai bị tổn thương, rách màng nhĩ, chảy mủ tai, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới điếc, thính lực kém, mất khả năng nghe vĩnh viễn… Vì vậy, nếu như tai bị chảy máu tai hay chảy mủ tai kèm theo chảy máu cam cần tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục sớm.
Bệnh chảy mủ tai từ bên trong gặp nhiều hơn ở người lớn kèm theo hiện tượng mẩn ngứa, tổn thương da trong ống nhĩ, màng nhĩ bị viêm gây chảy mủ từ trong lỗ ra ngoài, tai bị thương từ bên trong cũng có thể là nguyên nhân gây chảy mủ tai, lâu ngày nếu như không được chữa trị sẽ sinh mủ tai.
Đối với các trẻ nhỏ nguyên nhân dẫn tới chảy mủ tai thường do trẻ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang sau đó lan rộng ảnh hưởng gây bệnh chảy mủ tai, viêm tai. Việc vệ sinh tai cho trẻ không cẩn thận cũng là một trong những nguyên nhân gây chảy mủ tai.
Người lớn bị chảy mủ tai do trong quá trình vệ sinh tai bị va chạm, vệ sinh bằng dụng cụ sắc nhọn, vệ sinh mạnh tay khiến tai bị chảy máu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan tác động đến như bị tai nạn, va đập, bị tát quá mạnh… Chảy mủ tai nếu không xử lý sớm, vệ sinh không tốt sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Chảy mủ tai nếu không xử lý sớm, vệ sinh không tốt sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường (Ảnh: Internet)
Việc cần làm đầu tiên khi bị bệnh chảy mủ tai bạn cần đến ngay cơ sở phòng khám chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra và xử lý ngay. Không nên tự ý mua thuốc hay tìm hiểu các bài thuốc trên mạng để tự chữa trị có thể sẽ khiến tình trạng viêm tai, chảy mủ tai trở nên nghiêm trọng hơn.
Trường hợp trẻ bị chảy mủ tai càng nghiêm trọng hơn nên phải đến viện ngay lập tức, bởi các trẻ chưa biết được sự nguy hiểm của bệnh lý đồng thời những hậu quả của bệnh chảy mủ tai, chảy máu tai sẽ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và tương lai sau này của trẻ.
Để phòng ngừa hiện tượng bị chảy mủ tai bạn nên lưu ý về cách vệ sinh tai:
- Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông mềm, nên vệ sinh nhẹ nhàng một tuần một lần chứ không nên vệ sinh quá nhiều làm tổn thương lớp da bảo vệ bên ngoài tai.
- Không sử dụng các vật dụng sắc nhọn để vệ sinh, lấy ráy tai, tăm bông cũng nên sử dụng vệ sinh bên ngoài tai chứ không được chọc vào sâu bên trong lỗ tai.
- Tránh va đập mạnh vào vùng đầu gây tổn thương, chảy máu trong tai.
Bệnh chảy mủ tai nếu như được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy nhiên nếu như tình trạng chảy mủ tai kéo dài không được chữa trị sẽ gây ra những biến chứng khôn lường.
Vì vậy, khi có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh chảy mủ tai như đau tai, ù tai, chảy mủ trong tai,... các bạn cần đi thăm khám sớm để kiểm tra và khắc phục kịp thời.