Bất cứ người phụ nữ nào lần đầu mang thai cũng mang trong mình cảm giác vui sướng, hạnh phúc nhưng kèm theo đó cũng là cảm giác hồi hộp, lo lắng và bối rối với những thay đổi trong cơ thể. Vì vậy, hiểu rõ những điều cần biết khi mang thai sẽ giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bởi vì mang thai luôn là điều tuyệt vời nhất đối với phụ nữ. Để biết được khi nào là mang thai, phụ nữ cần tìm hiểu dấu hiệu mang thai vì một vài dấu hiệu có thể là tín hiệu mang thai giả.
Để có kết quả chính xác nhất về việc mang thai ở phụ nữ, bạn cần sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đi khám để kiểm tra kết quả mang thai một cách chính xác. Ngoài ra, mang thai còn kèm theo một số triệu chứng khác như buồn nôn, đau lưng và tâm trạng phụ nữ dễ thay đổi thất thường. Không chỉ vậy, phụ nữ còn xuất hiện cảm giác bị đau ngực, thèm ăn chua,...
Thực hiện khám thai chính là một trong những mốc quan trọng nhất không thể thiếu đối với bà bầu. Việc này đem lại hiệu quả giúp bà bầu và bác sĩ cũng như ba mẹ nắm được tình hình phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, thăm khám thai đúng lịch khám định kỳ cũng giúp bà bầu phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi nếu có để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Bà bầu cần đến bệnh viện và thăm khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ. Tuy nhiên, một vài trường hợp nếu bà bầu bận hoặc không thể khám thai thời điểm đó cần báo cho bác sĩ và hẹn ngày khám khác. Không chỉ vậy, bà bầu cần nắm rõ lịch khám thai quan trọng dưới đây:
- Khám thai ở tuần thứ 11 đến 14 của thai kỳ, thời điểm này giúp mẹ bầu đo mờ da gáy, đây là chỉ số quan trọng giúp mẹ bầu kiểm tra con mình có mắc bệnh Down hay không.
- Khám thai ở tuần 21 đến 24 để kiểm tra dị tật bẩm sinh ở trẻ, một dài bất thường ở hộp sọ, tim mạch hoặc cột sống hay phổi, thận và tay chân của trẻ.
- Tuần 30 đến 32 khám thai giúp mẹ kịp thời phát hiện dị tật xấu xuất hiện muộn ở thai nhi như động mạch, tim hoặc cấu trúc não,...
Lưu ý dành cho bà bầu, ngoài lịch khám thai bác sĩ hẹn bạn cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường như bà bầu bị ra huyết, đau bụng thì cần tới cơ sở y tế để khám ngay.
>> Tìm hiểu các mốc khám thai quan trọng bà bầu cần biết qua bài viết: Các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần biết
Thực hiện tiêm vaccine là một trong những điều cần thiết dành cho phụ nữ khi mang thai lần đầu.
Thực tế, mỗi thời điểm và giai đoạn khác nhau trong quá trình mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn các loại vaccine bà bầu cần tiêm. Việc tiêm vaccine phòng bệnh cho bà bầu giúp bà bầu ngăn ngừa việc bị ốm hoặc nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh cũng như lây nhiễm bệnh sang con ngay từ trong bụng mẹ khi chào đời.
Bà bầu cần biết một số bệnh có thể gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của bé. Một số loại vaccine bà bầu cần tiêm khi mang thai:
- Vaccine viêm gan A, B.
- Bà bầu cần tiêm vaccine phòng cúm.
- Vaccine uốn ván, bạch hầu và ho gà.
- Bà bầu cần tiêm vaccine viêm màng não.
Giai đoạn của mang thai là một trong những điều cần biết khi mang thai của bà bầu.Nắm rõ bà bầu có 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm 3 tháng khi mang thai và được gọi là tam cá nguyệt.
Đối với mỗi giai đoạn mang thai khác nhau, bà bầu sẽ có những thay đổi khác nhau. Đặc biệt thay đổi từ chế độ dinh dưỡng, hormone, huyết áp và hô hấp cũng như quá trình trao đổi chất.
Vì vậy, bà bầu cần theo dõi để có biện pháp thay đổi, khắc phục cũng như chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh.
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, bà bầu cần hiểu rõ, không hẳn khi mang thai ăn nhiều là mẹ có thể cung cấp được nhiều dinh dưỡng và giúp con phát triển tốt. Để thai nhi khỏe mạnh, những điều bà bầu cần biết là nên lựa chọn thực phẩm đúng cách.
Bà bầu nên bổ sung các nhóm thực phẩm tinh bột như ngũ cốc, gạo. Chất đạm cần bổ sung nhiều thịt, trứng và cá,... Bổ sung chất béo, sắt, canxi,... Ngoài ra, bà bầu cần ăn nhiều rau xanh, trái cây,.. Và uống đủ nước.
Những điều cần tránh khi mang thai: Rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá và nước ngọt có ga. Không chỉ vậy, bà bầu cần tránh thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,...
Mỗi thời điểm bà bầu cần tránh những loại thực phẩm khác nhau. Trong 3 tháng đầu, bà bầu cần tránh thực phẩm có tính hàn như nước dừa và rau ngót, các loại cá sống dưới tầng nước sâu có thể chứa thủy ngân không tốt cho thai nhi như cá thu, cá ngừ,... Không chỉ vậy, những thực phẩm có thể gây co thắt, làm mềm tử cung như dứa, đu đủ xanh cũng cần được tránh. Bà bầu không nên ăn thực phẩm tái, sống, sữa chưa được tiệt trùng,...
=>> Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu: Tháng cuối thai kỳ nên ăn gì và nên tránh những thực phẩm nào?
Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, khi mang thai bà bầu nên tránh những hoạt động sau:
- Bà bầu không nên xoa bụng hoặc massage bụng khi mang thai vì xoa bụng khi mang thai có thể kích thích sinh non.
- Mẹ bầu cũng không nên lạm dụng siêu âm, đây là điều không cần thiết và tốn kém về kinh tế. Chỉ nên siêu âm đúng theo lịch khám của bác sĩ.
- Không nên thực hiện các bài tập quá sức đối với bà bầu mà chỉ nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng. Nếu muốn tập luyện, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện bài tập.
- Bà bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc đông y hoặc tây y mà không có tư vấn từ bác sĩ.
- Mẹ bầu không nên để bản thân suy nghĩ căng thẳng, tiêu cực khi mang thai.
- Bà bầu cần dành thời nghỉ ngơi, không nên làm việc quá căng thẳng.
- Lựa chọn mua sắm vật dụng chuẩn bị cho em bé.
- Bà bầu cần chọn nơi sinh phù hợp, an toàn.
Ngoài ra, 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Vì thế, mẹ bầu cần khỏe mạnh và chuẩn bị tốt kiến thức mang thai cũng như chú ý tới thời điểm sàng lọc dị tật ở thai nhi ở tuần 12 cũng như các mốc khám thai quan trọng khác.
Hi vọng những thông tin trên có thể đem lại cho bà bầu những kiến thức cơ bản nhất khi mang thai để bà bầu và thai nhi khỏe mạnh và chuẩn bị đón thành viên mới trong gia đình mình.