Những điều bố mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những điều bố mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ
Một chứng bệnh phổ biến là thế nhưng chưa chắc bố mẹ đã có những hiểu biết cần thiết về bệnh này. Dưới đây là những thông tin hữu ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là một chứng bệnh rất thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh bùng phát theo mùa và thành những đợt dịch với số lượng trẻ mắc cao, thậm chí gây quá tải cho bệnh viện. Một chứng bệnh phổ biến là thế nhưng chưa chắc bố mẹ đã có những hiểu biết cần thiết về bệnh này. 

Dưới đây là những thông tin hữu ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ mà bố mẹ không nên bỏ qua.

1. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

Virus Coxsackie được xác định là thủ phạm gây ra bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Đây là loại virus có khả năng lây lan rất nhanh, đặc biệt là qua các dịch tiết, chất thải của trẻ. Dó đó, có 3 con đường chủ yếu khiến trẻ nhiễm tay miệng như sau:

- Do trẻ không bị bệnh tiếp xúc với trẻ bệnh. Nếu trẻ không bị bệnh mà tiếp xúc, chạm phải những hạt nước bọt li ti khi trẻ bệnh ho hay hắt hơi thì bé đã bị nhiễm bệnh tay chân miệng

- Trẻ không bị bệnh nghịch đồ chơi, cho đồ chơi của trẻ bệnh vào miệng hay bò dưới sàn nhà và bị dính những chất tiết ra từ trẻ bệnh đều có nguy cơ rất cao bị mắc tay chân miệng

Ảnh 2.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ rất dễ lây lan (Ảnh: Internet)

- Bệnh tay chân miệng ở trẻ cũng có thể lây lan gián tiếp qua người chăm sóc trẻ khi bố/mẹ tiếp xúc với nhiều trẻ một lúc, trong đó có những bé đang bị bệnh.

Virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ xâm nhập vào cơ thể bé qua đường tiêu hóa, tiếp đó là xâm nhập vào hệ thống hạch bạch huyết, gây ra các tổn thương dẫn đến bệnh phát triển rất nhanh.

2. Những triệu chứng để phát hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ

- Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ đầu tiên là sốt. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao lên đến 38 hoặc 39 độ.
- Niêm mạc miệng, lưỡi có các bọng nước nhỏ, đường kính khoảng 2-3mm. Những bọt nước vỡ tạo ra vết loét trên niêm mạc miệng của bé, khiến bé đau và rát khi ăn, uống sữa hay tiết nước bọt.

- Đúng như tên gọi, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ còn gây ra các vết bọng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, niêm mạc đầu gối, thậm chí là cả mông

Ảnh 3.

Những bọng nước là dấu hiệu dễ thấy của bệnh tay chân miệng ở trẻ (Ảnh: Internet)

- Với những trẻ bệnh nặng, những dấu hiệu có thể nhận ra dễ dàng là: sốt cao liên tục, nôn ói, chân tay run rẩy, đi không vững, hơi thở gấp và bé rất dễ giật mình khi ngủ.

Bố mẹ nên tuyệt đối lưu ý các dấu hiệu bệnh để phát hiện kịp thời và sớm đưa trẻ đi bệnh viện.

3. Dinh dưỡng cho trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Do những bọng nước vỡ gây viêm loét niêm mạc miệng của bé, kèm theo các triệu chứng sốt cao, nôn ói nên trẻ thường không muốn ăn, quấy khóc không chịu ăn. Do đó, mẹ hãy chọn những món ăn mát, nhiều vitamin như các loại rau củ. Khi nấu ăn cho bé, nên xay nhỏ để bé dễ nuốt, không đau và chia nhỏ làm nhiều bữa để bé không quấy khóc, bỏ ăn và cũng dễ hấp thu hơn.

Để bé mau lành bệnh và giúp bé ăn ngon miệng hơn cũng như tăng sức đề kháng, mẹ hãy chọn các loại thực phẩm giàu kẽm. Một số gợi ý nếu mẹ chưa biết lựa chọn món gì cho con trong những ngày bị bệnh như sau: sò, củ cải, các loại đậu, lòng đỏ trứng, các loại thịt đỏ.

Ảnh 4.

Nên cho trẻ bệnh uống các loại nước ép mát (Ảnh: Internet)

Mẹ cũng đừng quên cho bé uống nhiều loại nước mát và giàu vitamin C như các loại nước ép. Không ăn các loại thức ăn cứng, nóng, cay, không dùng thìa sắt, cứng, thìa kim loại để bón cho bé vì dễ khiến bé bị đau, bỏng.

4. Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiện nay vẫn chưa có vaccin phòng ngừa nên bố mẹ hãy chủ động phòng tránh cho con bằng các biện pháp đơn giản hàng ngày như sau:

- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn, đặc biệt trước khi ăn và sau mỗi lần vệ sinh. Không chỉ bé cần rửa tay, cả bố mẹ cũng cần rửa tay rất kĩ.

Ảnh 5.

Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ, hãy luôn rửa tay thật sạch (Ảnh: Internet)

- Giữu sạch dụng cụ, đồ chơi của bé. Thường xuyên sát khuẩn bằng nước sôi hoặc Chloramin B 5%.

- Tránh để trẻ mút tay

Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh tay chân miệng ở trẻ. Chúc bé và gia đình luôn mạnh khỏe, vui vẻ.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên