Những điều bạn cần biết về việc ngủ khi bị ốm

Những điều bạn cần biết về việc ngủ khi bị ốm
Khi bị ốm bạn có thể thấy mình ngủ gật trên giường hay trên sofa cả ngày. Tâm trạng mệt mỏi, ủ ê khi bị ốm là điều bình thường có thể xảy ra. Thực tế thì ngủ khi bị ốm là điều cần thiết để cơ thể bảo vệ bạn.

Có thể bạn chưa biết, ngủ khi bị ốm là cách mà cơ thể bạn lấy lại năng lượng và bảo vệ, giúp bạn nghỉ ngơi.

1. Tại sao bạn lại cảm thấy buồn ngủ khi bị ốm?

Giấc ngủ là cách cơ thể bạn bước vào quá trình tự sửa chữa và hồi phục. Đây lại chính là điều mà một người bị ốm cần nhất. Khi bạn buồn ngủ, lúc này bạn buộc phải chậm lại và cơ thể sẽ có thời gian để chữa lành.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cơ thể bạn cũng có thể tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại bệnh tật trong khi ngủ. Nếu như bạn cảm thấy buồn ngủ do thời tiết thì có thể đây là cách cơ thể bạn củng cố quá trình hoạt động của cơ thể.

Khi chiến đấu với bệnh tật cũng cần tiêu tốn rất nhiều năng lượng, bạn có thể cảm thấy uể oải và mệt mỏi là điều tất nhiên.

2. Lợi ích của giấc ngủ khi bị ốm

Nhìn chung, một giấc ngủ khi bị ốm có liên quan tới việc hồi phục hệ thống miễn dịch đồng thời kháng lại bệnh tật. Điều này diễn ra theo một vài cách khác nhau. Đầu tiên, protein gọi là cytokine nhắm tới các yếu tố gây nhiễm trùng. Cytokine được sản sinh và giải phóng ra trong khi bạn ngủ.

Một cách chống nhiễm trùng khác của cơ thể mà bạn có thể nhận biết được là: Sốt. Sốt có thể xuất hiện trong những giấc ngủ khi bị ốm.

Những điều bạn cần biết về việc ngủ khi bị ốm - Ảnh 2.

Hệ miễn dịch giúp phục hồi cơ thể lúc bạn ngủ khi bị ốm (Ảnh: Internet)

Hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng cần tới năng lượng để hoạt động hiệu quả. Mặt khác, khi bạn ở trạng thái tỉnh táo, cơ thể bạn vẫn tiêu tốn một lượng năng lượng nhất định cho các hoạt động như đi lại, nói chuyện, suy nghĩ,... Ngược lại, nếu như bạn ngủ khi bị ốm cơ thể sẽ chuyển hướng những năng lượng đó cho hệ miễn dịch, giúp hồi phục nhanh nhất có thể.

Bên cạnh đó, việc mệt mỏi cũng làm giảm nhu cầu muốn ra ngoài đi lại, tiếp xúc với mọi người hơn. Lúc đó nguy cơ bạn lây bệnh cho người khác cũng được giảm xuống. Đừng quên, thiếu ngủ cũng có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Do đó mà việc ngủ khi bị ốm là rất quan trọng.

3. Không phải bị ốm thì ngủ càng nhiều càng tốt!

Như đã nói ở trên, việc ngủ nhiều khi bị ốm, cảm lạnh, ho, sốt là biểu hiện của việc cơ thể cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn ngủ nhiều hơn bình thường (lúc bạn chưa ốm) thì đây là cách mà cơ thể và hệ miễn dịch đang chống lại những tác nhân gây bệnh.

Những điều bạn cần biết về việc ngủ khi bị ốm - Ảnh 3.

Không nên ngủ quá nhiều khi bị ốm, cần duy trì việc vận động và bổ sung dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Trong vài ngày đầu tiên kể từ khi bị ốm, ngủ nhiều không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Miễn là bạn cần đảm bảo được mình vẫn uống đủ nước, ăn đầy đủ thực phẩm và chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động khác.

Tuy nhiên, nếu như triệu chứng bệnh không có dấu hiệu suy giảm, hãy cân nhắc tới việc gặp bác sĩ và được can thiệp y tế sớm. Hoặc nếu như tình trạng sức khoẻ của bạn được cải thiệ những bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức thì vẫn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn.

4. Làm sao để có được giấc ngủ chất lượng khi bị ốm?

Thật khó để bạn có thể cảm thấy thoải mái khi ngủ lúc bị ốm. Ngủ khi bị ốm đồng nghĩa với việc bạn phải đối phó cả với ngạt mũi, ho kéo dài, ho có đờm,... Trong một vài trường hợp, những triệu chứng này còn trở nên tệ hơn khi tới cuối ngày và chúng khiến cho giấc ngủ lại trở nên khó khăn hơn.

Do đó, nếu như bạn cảm thấy khó ngủ khi bị ốm thì có thể tham khảo một số mẹo dưới đây:

- Gối đầu cao

Bạn có thể xem xét tới việc kê cao gối đầu khi ngủ, nhất là đối với những ngườ bị ngạt mũi. Ngủ kê cao gối giúp giảm cơn ngạt và giảm thiểu áp lực trong đầu. Lưu ý không được kê gối quá cao vì có thể làm tổn thương cột sống.

Những điều bạn cần biết về việc ngủ khi bị ốm - Ảnh 4.

Kê cao gối giúp đường thở được thông thoáng hơn (Ảnh: Internet)

- Lựa chọn thuốc cho ban ngày và ban đêm

Không uống thuốc, đặc biệt là thuốc dạng thông mũi trong vòng vài tiếng trước khi đi ngủ. Theo một vài nghiên cứu thì chúng có thể khiến bạn tỉnh táo hơn trong vài giờ nên cơn vào giấc có thể sẽ khó khăn.

Bạn có thể dùng thuốc dành cho ban đêm để thay thế.

- Tắm nước ấm

Nước ấm giúp cơ thể thư giãn và thúc đẩy quá trình phá vỡ chất nhầy trong mũi, giúp bạn thở dễ dàng hơn.

- Sử dụng máy tạo độ ẩm

Máy tạo ẩm giups ngăn chặn việc họng, mũi bị khô, nhanh bị tắc nghẽn.

- Uống trà hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, bạn có thể thêm mật ong hoặc chanh để dịu cổ họng. Nhưng lưu ý là không nên uống trà sát giờ đi ngủ vì bạn có thể phải tỉnh dậy để đi tiểu.

Những điều bạn cần biết về việc ngủ khi bị ốm - Ảnh 5.

Trà hoa cúc có tác dụng giúp bạn ngủ ngon hơn (Ảnh: TheQi)

- Nếu tỉnh ngủ giữa đêm, hãy nhanh chóng thực hiện nguyên nhân mà bạn phải thức dậy như đi tiểu tiện, uống nước hay xì mũi,... rồi nhanh chóng quay lại giấc ngủ.

- Ngủ thêm buổi trưa nếu ban đêm bạn ngủ không đủ giấc

Một giấc ngủ ngắn buổi trưa tầm 30 phút có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bị ốm.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/sleeping-when-sick


Tác giả: Anh Dũng