Trẻ bị viêm phổi sẽ khiến hầu hết cha mẹ cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách thì căn bệnh này không còn quá nguy hiểm như rất lâu trước đây. Hầu hết trẻ sơ sinh bị viêm phổi đều được điều trị khỏi hoàn toàn. Điều quan trọng là cha mẹ sớm nhận ra dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh, việc này sẽ giúp ích rất nhiều trong điều trị.
Vậy chính xác thì bệnh viêm phổi là gì? dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi ra sao? Hãy tham khảo tất cả những điều dưới đây về dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng ở phổi có thể khiến trẻ bị khó thở. Nhiễm trùng này làm viêm các phế nang (các túi khí) trong phổi, và điều này có thể khiến phổi khó thực hiện nhiệm vụ chuyển oxy vào máu hơn.
Trong nhiều trường hợp viêm phổi nặng hơn, một số túi khí trong phổi trẻ có thể bị tắc nghẽn do chất nhầy tạo ra khi cơ thể của trẻ chống lại nhiễm trùng. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm phổi ở trẻ là do vi rút, vi khuẩn, nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng; trong đó đa phần các trường hợp viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do vi rút gây ra.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, một số phế nang có thể bị tắc nghẽn do chất lỏng tạo ra khi cơ thể bé của bạn chống lại nhiễm trùng.
Viêm phổi do vi rút: Thường gây ra bởi cá loại vi rút hợp bào hô hấp RSV, gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi, vi rút cúm, vi rút Parainfluenza, Adenovirus.
Viêm phổi do vi khuẩn: Có khá nhiều các loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chẳng hạn như liên cầu khuẩn nhóm B, liên cầu khuẩn nhóm A, Staphylococcus aureus. Tuy nhiên, phổ biến nhất là liên cầu khuẩn pneumoniae.
Viêm phổi do Mycoplasma: Loại viêm phổi này khác hẳn so với 2 loại kể trên. Bệnh nhi viêm phổi loại này thường nhẹ nhưng lại có thể ảnh hưởng tới tất cả các nhóm tuổi.
Đọc thêm bài viết:
- Từ viêm phổi đến tử vong: Những biến chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ bạn cần biết
Theo các chuyên gia, viêm phổi ở trẻ sơ sinh được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Nếu không phát hiện được dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh sớm, trẻ có thể bị sốt cao, suy hô hấp, bỏ bú, tiêu chảy dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải.
Do đó, cha mẹ cần chú ý phát hiện dấu hiệu trẻ bị viêm phổi, các dấu hiệu nguy hiểm và tình trạng khẩn cấp cần đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Điều quan trọng là cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt, việc đó giúp ích trong việc chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu nghi ngờ con mình bị viêm phổi. Dưới đây là một số dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp:
- Ho nhiều
- Sốt, nhiều trường hợp sốt cao trên 39 độ C
- Ớn lạnh, da trẻ đỏ bừng và đổ mồ hôi
- Xanh xao
- Thở gấp gáp
- Lỗ mùi phập phồng
- Bỏ bú, biếng bú
- Trẻ mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Hóp ngực xung quanh xung quanh xương sườn và xương ức khi trẻ thở
- Trẻ có dấu hiệu đau tức ở ngực
- Môi, móng tay có màu xanh - đó là dấu hiệu của giảm oxy trong máu
Tùy theo độ tuổi và các nguyên nhân gây viêm phổi mà trẻ sẽ có nhưng biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, đa phần dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi sẽ là: Ho, ban đầu ho ít sau đó sẽ tăng dần lên, ho kèm theo sốt cao; trẻ bị chảy nước mũi; trẻ bắt đầu có dấu hiệu thở rít hoặc thở khò khè; đa phần trẻ quấy khóc, mệt mỏi, bỏ bú.
Tuy có khá nhiều dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh được liệt kê ra, nhưng cách xác định chính xác bệnh viêm phổi đối với trẻ nhỏ cần sự quan sát nhanh nhạy của cha mẹ. Hãy theo dõi nhịp thở cũng như quan sát lồng ngực ở trẻ như sau:
Nhịp thở là dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh có giá trị chẩn đoán tốt nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sẽ được nhận định là thở nhanh nếu:
- Nhịp thở 60 lần/ phút trở lên đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
- Nhịp thở 50 lần/ phút trở lên đối với trẻ từ 2 – 12 tháng tuổi
- Nhịp thờ 40 lần/ phút trở lên đối với trẻ từ 1-5 tuổi.
Ngoài các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường gặp kể trên, cha mẹ nên theo dõi nhịp thở của trẻ. Lưu ý, chỉ đếm nhịp thở khi trẻ ngủ hoặc nằm im và đếm đủ trong vòng 1 phút. Tốt nhất, cha mẹ nên đếm 2-3 lần để đảm bảo kết quả chính xác.
Lồng ngực rút lõm khi trẻ thở cũng là một trong những dấu hiệu trẻ bị viêm phổi có giá trị. Cha mẹ có thể quan sát lồng ngực trẻ có bị rút lõm hay không bằng cách nhìn vào phần ở dưới lồng ngực trẻ khi trẻ hít vào.
Nếu quan sát thấy phần mềm nằm giữa vùng trên xương đòn và xương sườn bị rút lõm sâu thì có thể trẻ đã bị viêm phổi. Đương nhiên, dấu hiệu này phải đi kèm với các dấu hiệu ho, sốt, thở nhanh, mệt mỏi kể trên.
Lưu ý, đối với trẻ sơ sinh, nếu lồng ngực chỉ lõm nhẹ thì chưa thể kết luận là dấu hiệu viêm phổi. Bởi trẻ sơ sinh lồng ngực còn mềm nên khi thở bình thường cũng có cảm giác rút lõm nhẹ.
Trẻ bị viêm phổi nặng nếu có các dấu hiệu rút lõm lồng ngực sâu kèm với các dấu hiệu như khó thở, ho; đồng thời xuất hiện một trong các dấu hiệu như: co giật, hôn mê, tím tái, lơ mơ, bỏ bú, nôn ói; hoặc tình trạng suy hô hấp nặng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị viêm phổi tiến triển nặng khi có thêm nhiều triệu chứng như mũi phập phồng, thở nhanh, có tiếng cọ mạng phổi, thở nhanh. Với những trường hợp như vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu sớm nhất có thể.
Việc nắm bắt dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi sớm sẽ giúp cha mẹ kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị, giúp tránh được các biến chứng đáng tiếc.
Nguồn tham khảo: https://www.pampers.com/en-us/baby/health/article/pneumonia-in-babies