Những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cha mẹ nên biết

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cha mẹ nên biết
Cảm lạnh là một căn bệnh không gây nguy hiểm cho trẻ, tuy nhiên nếu không chú ý phát hiện và điều trị kịp thời bệnh dễ gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản do suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì thế, mẹ cần tìm hiểu dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh để theo dõi kịp thời.

Trẻ em có hệ miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh khi thời tiết giao mùa như cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản… Trong đó, các bệnh này dễ bị nhầm tưởng với nhau khiến mẹ gặp khó khăn trong việc chọn phương pháp điều trị cho trẻ. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh và triệu chứng biến chứng (nếu có) để điều trị kịp thời.

1. Những dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thường gặp nhất là hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Bởi khi trẻ bị cảm lạnh là các virus gây cảm lạnh đã có sẵn trong mũi và họng của trẻ. Việc trẻ sức đề kháng yếu, thời gian giao mùa, tiếp xúc với môi trường lây lan bệnh, cha mẹ lơ là trong chăm sóc vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, sinh ra dịch nhầy tích tụ ở mũi.

Khi cha mẹ phát hiện các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thường gồm một hoặc nhiều các biểu hiện như ngạt mũi, sổ mũi, ho, hắt xì, ngứa họng. Đây là những dấu hiệu thường xuất hiện trong 1-2 ngày đầu, những ngày sau trẻ thường có thêm dấu hiệu như sốt nhẹ, đau người, khó chịu, quấy khóc. Nặng hơn là ho dai dẳng, nôn thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn tiền với sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh cảm lạnh. Tuy nhiên, dấu hiệu trẻ bị bệnh cảm lạnh thường dễ nhầm tưởng với nhiều loại bệnh khác. Vậy làm sao để biết trẻ có bị cảm lạnh hay không?

1. Trẻ thường bị cảm lạnh từ 2-3 ngày cho tới 7-10 ngày

2. Đối với trẻ nhỏ, khi bị cảm lạnh thường kèm theo sốt nhẹ. Tuy nhiên, trẻ sốt chỉ kéo dài khoảng 1-2 ngày, nếu lâu hơn mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để phòng bệnh biến chứng nguy hiểm.

3. Các dấu hiệu như nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, thỉnh thoảng ho không phải là những dấu hiệu nghiêm trọng. Mẹ chỉ cần chú ý trong việc chăm sóc cho trẻ, sau khoảng 3-4 ngày trẻ sẽ khỏe.

4. Trẻ bị cảm lạnh rất dễ khiến viêm nhiễm phần cổ họng. Cụ thể, thường kèm theo các dấu hiệu như đay cổ, sốt, hạch bạch huyết sưng to, viêm tăng sinh amidan. Việc này kéo theo biểu hiện chán ăn, nôn ọe, tiêu chảy, mệt mỏi kéo dài ở trẻ.

5. Các trước hợp trẻ bị cảm lạnh giai đoạn nặng thường có biểu hiện cảm thấy rét, toàn thân không có sức lực, chán ăn, bỏ ăn, sốt cao từ 39 - 41 độ. Thậm chí dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh nặng hơn gồm đau đầu, khó ngủ, đau bụng cấp, co giật... cha mẹ cần lưu ý cho trẻ đến ngay bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường. Nếu trẻ có dấu hiệu cảm lạnh kéo dài hơn 10 ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm thậm chí ngày càng nặng thì rất có thể trẻ đã gặp biến chứng thứ cấp. Cha mẹ nên cho trẻ đến các trung tâm kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh, các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh có thể tự hết nếu được cha mẹ chăm sóc và bảo vệ kỹ lưỡng tại nhà. Mẹ nên chú ý cho toàn bộ dịch nhầy chứa virus ra ngoài, cho trẻ rửa tay thường xuyên, cách ly với người bị bệnh, khử trùng đồ chơi, thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ.

2. Cách kiểm soát cảm lạnh ở trẻ

Việc kiểm soát các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh sẽ giúp trẻ đỡ mệt, bệnh nhanh khỏi hơn. Mẹ nên sử dụng dung dịch nước muối nhỏ mũi hoặc thuốc xịt mũi dành cho trẻ để vệ sinh mũi trẻ, giúp trẻ dễ thở hơn. Cho trẻ ngủ đủ giấc, uống nhiều nước. Chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ nên cho trẻ ăn súp, ăn thêm rau xanh. Không tự tiện cho trẻ dùng các loại thuốc chống hoặc điều trị cảm lạnh.

3. Khi nào mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu trẻ có các triệu chứng nôn thường xuyên, đau tai, đau đầu dữ dội, khó thở, ho dai dẳng, ho có đờm, sốt cao kéo dài.

Những thông tin về dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh trên hy vọng hữu ích với cha mẹ. Đừng quên tạo lập một chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng sức đề kháng cho con để bảo vệ bé yêu tốt nhất!


Tác giả: Phương Nguyễn