Những dấu hiệu trầm cảm tự kỷ ở người lớn cần chú ý

Những dấu hiệu trầm cảm tự kỷ ở người lớn cần chú ý
Trầm cảm là một trong những bệnh tâm lí phổ biến nhất ở người trưởng thành. Vậy dấu hiệu trầm cảm tự kỷ ở người lớn là gì?

Tự kỷ và trầm cảm là hai khái niệm đang được dùng rất phổ biến trong xã hội. Thế nhưng không phải ai cũng thấy được rằng những khái niệm này đang bị lạm dụng quá sai lệch trong đời sống hiện nay. Trầm cảm, tự kỷ là hai chứng bệnh khác nhau. Hãy cùng lắng nghe một bác sĩ giải đáp án về sự khác nhau giữa hai chứng bệnh.

Hỏi:

Tôi muốn biết tự kỷ với trầm cảm có gì khác nhau không, biểu hiện ra sao, cái nào nghiêm trọng hơn? Tôi luôn sợ giao tiếp với người khác, ít nói hoặc ăn nói lắp bắp, lủng củng. Tôi thích làm việc một mình, không thích ai xen vào công việc cũng như cuộc sống. Trong lúc ngủ, tôi luôn có những suy nghĩ tiêu cực như chán đời, muốn tự sát. Vậy tôi bị trầm cảm hay tự kỷ? Cách điều trị ra sao? (Tuyến)

Trả lời:

Chào bạn,

Tự kỷ và trầm cảm là hoàn toàn khác nhau, trong đó:

Tự kỷ là một khuyết tật phát triển suốt đời được thể hiện trong vòng 3 năm đầu đời. Tự kỷ là do rối loạn của hệ thần kinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất kỳ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội. Tự kỷ được biểu hiện ra ngoài bằng những khiếm khuyết về tương tác xã hội, khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại.

Ảnh 1.

Người lớn có nguy cơ mắc trầm cảm cao. Ảnh: Internet

Những dấu hiệu trầm cảm tự kỷ ở người lớn cần chú ý

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung. Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc đương đầu với cuộc sống hằng ngày của một cá nhân. Ở dạng nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Nếu nhẹ, người bị trầm cảm có thể được chữa trị không cần dùng thuốc.

Đối chiếu với những thông tin mà bạn chia sẻ, chúng tôi khuyên bạn nên đến bệnh viện tâm thần hoặc khoa thần kinh của một bệnh viên trung ương nào đó để được các bác sĩ khám và chẩn đoán xem bạn có mắc chứng trầm cảm hay không. Tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của bệnh, các bác sẽ cho bạn phác đồ điều trị phù hợp. Bạn yên tâm, bệnh trầm cảm có thuốc chữa và hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn tin tưởng làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chúc bạn sớm thành công.


Tổng hợp

Tác giả: Nụ Nguyễn