Những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ phải điều trị ngay

Những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ phải điều trị ngay
Bệnh tiêu chảy ở trẻ em thường diễn biến rất nhanh và có thể gây ra những hậu quả nguy hiểm nếu không xử lí kịp thời trong khoảng 48-72 giờ. Nếu bố mẹ thấy những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sau đây phải điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ ngay để tránh những biến chứng đáng tiếc.

1. Các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ

Triệu chứng trẻ đi ngoài nhiều lần liên tục, phân lỏng nước, thường khoảng 3-4 thậm chí là 7 ngày chứng tỏ trẻ đang bị tiêu chảy.

Tiêu chảy là bệnh lý không còn xa lạ với các bậc phụ huynh, tuy nhiên thì hầu hết chúng ta lại lúng túng trong việc nhận biết dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sớm nhất ở trẻ.

Do đó, việc điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ kịp thời là một thách thức rất lớn đối với hầu hết các bậc phụ huynh.

Ảnh 2.

Điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ kịp thời sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu nhìn vào đặc tính phân của trẻ, sự thay đổi đột ngột số lần đi ngoài, bố mẹ có thể nhận biết dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ kịp thời để có hướng xử lí đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Trung bình trẻ dưới 6 tháng tuổi sẽ đi ngoài 3-4 lần, thậm chí lên đến 10 lần một ngày. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn có xu hướng đi ngoài nhiều hơn trẻ uống sữa công thức, sữa bột. 

Tuy nhiên, nếu tiêu hóa của trẻ bình thường, phân sẽ sệt, vàng, xanh hoặc nâu. Nếu trẻ bị tiêu chảy, phân sẽ đột ngột chuyển lỏng nước, màu sắc khác lạ, tần suất giữa các lần đi vệ sinh của trẻ dồn dập hơn.

Bên cạnh đó, trẻ bị tiêu chảy sẽ đào thải phân nặng mùi hơn, tanh hoặc hôi kèm theo các triệu chứng như nôn, sốt, quấy khóc liên tục, đổ mồ hôi.

Ảnh 3.

Quấy khóc là dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ phổ biến (Ảnh: Internet)

Cách đơn giản để xác định trẻ đã bị tiêu chảy hay chưa là dựa vào số lần đi vệ sinh trong ngày của trẻ. Nếu số lần này gấp đôi so với thông thường thì có nghĩa trẻ đã bị tiêu chảy.

2. Điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ tại nhà như thế nào?

Tiêu chảy cấp là triệu chứng hầu như bạn nhỏ nào cũng gặp phải. Trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu, các triệu chứng sẽ xuất hiện ồ ạt, liên tục, khiến trẻ sốt, mệt mỏi, mất nước. Tuy nhiên, từ khoảng ngày thứ 5, phân sẽ dần bình thường và tình trạng tiêu chảy ở trẻ sẽ giảm rõ.

Nếu như trẻ sốt dưới 38.5°C, bố mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hạ số thông thường cho trẻ em theo khuyến cáo của bác sĩ và bù nước bằng chất điện giải. Mấu chốt trong việc điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ ở giai đoạn này là giúp trẻ bớt khó chịu và bù nước.

Nếu trẻ có dấu hiệu nôn ói, nên cho trẻ ăn ít đi, từ từ và chậm dãi hơn do hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề nên không thể duy trì hoạt động tiêu hóa với nhịp độ bình thường.

Ảnh 4.

Nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn chậm lại (Ảnh: Internet)

Các mẹ cần lưu ý khi trẻ bị tiêu chảy, không nên uống nước trái cây nguyên chất vì hàm lượng đường cao sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu trẻ muốn uống, có thể pha loãng một nửa nước trái cây, một nửa nước đun sôi để nguội.

Ảnh 5.

Không nên cho trẻ bị tiêu chảy uống nước trái cây nguyên chất (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tiêu chảy ở trẻ thường nguy hiểm hơn thế mà chúng ta không thể xử trí đơn thuần tại nhà. Nếu bố mẹ thấy những dấu hiệu dưới đây, phải điều trị bệnh tiêu chảy cho trẻ bằng cách đưa con đến bác sĩ ngay.

3. Những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ nguy hiểm cần gặp bác sĩ ngay

- Trẻ nôn ói liên tục

- Trẻ không chịu ăn trong khi vẫn duy trì hiện tượng nôn ói

- Nếu bố mẹ cảm giác không bù đủ chất điện giải cho con

- Dịch nôn màu xanh lá cây

- Trẻ đau bụng liên tục hoặc thành từng cơn

- Phân có máu

- Trẻ quấy khóc hoặc ngủ triền miên

- Các dấu hiệu không thuyên giảm sau 7 ngày

Trên đây là những dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ bạn có thể tự chăm sóc bé tại nhà và những biểu hiện nguy hiểm cần ngay lập tức tới bệnh viện. Tuy nhiên, để thận trọng, hãy xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định.

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên