Sinh non là tình trạng một em bé được sinh ra khi chưa đủ 37 tuần tuổi thai kỳ. Trẻ sinh non có thể ra đời từ tuần 22 đến tuần thứ 37 cùa thai kỳ, có nghĩa là sớm hơn so với khoảng thời gian dự sinh ban đầu.
Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc các bệnh như khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật phát triển, bại liệt não cao hơn so với bình thường.
Sử dụng chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân sinh non (Ảnh: Internet)
Một số mẹ bầu trong thời kỳ mang thai mắc phải các bệnh như tiểu đường thai kì, tiền sản giật, bong nhau thai hoặc áp lực công việc và dinh dưỡng không bổ sung đầy đủ cũng dẫn tới hiện tượng sinh non. Một số mẹ bầu mang thai quá sớm hoặc quá muộn cũng có thể khiến bé bị sinh non.
Còn một số lí do khác như mắc các bệnh trầm cảm hoặc mẹ bị stress trong thời gian dài.
Đọc thêm:
- Sinh non có nguy hiểm không?
- Hướng dẫn cách phòng tránh sinh non cho mẹ bầu
Đau lưng lâu ngày là dấu hiệu của sinh non (Ảnh: Internet)
Khi mẹ bầu bị đau lưng kéo dài, đau âm ỉ thì cần phải đi khám ngay vì đây là một trong những dấu hiệu sinh non ở bà bầu.
Khi mang thai mẹ bầu gặp phải hiện tượng gò tử cung, 10 phút lại có một cơn dù bạn đã làm tất cả các biện pháp như thay đổi vị trí, tư thế vẫn không khỏi, và dịch tiết âm đạo ra nhiều bất thường hoặc ra máu, đốm đỏ thì bạn cần đi tới bác sĩ ngay, vì để lâu sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Đây là dấu hiệu sinh non ở bà bầu rất rõ ràng, bạn có thể sinh em bé ngay sau một thời gian ngắn bị vỡ ối.
Để nhận biết rõ hơn thì bạn chỉ cần biết là nếu nước có mùi khai thì đó là mùi nước tiểu còn không có mùi gì thì đó là nước ối. Nếu nước ối bị rỉ sẽ khiến cho nguy cơ nhiễm khuẩn tăng cao do buồng ối bị hở.
Tiêu chảy là dấu hiệu dễ nhận thấy vì khi sắp sinh sẽ tăng nhu động ruột, khiến bạn dễ bị tiêu chảy.
Khi mẹ bầu cảm thấy bụng đau theo từng cơn, bụng dưới nặng xuống là dấu hiệu nhận thấy bạn đã sắp sinh.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết sinh non trước khi đến tuần tuổi mà mẹ bầu cần chú ý, cẩn thận và chuẩn bị sẵn đồ đạc để đi đẻ đúng lúc, và đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Một trong những dấu hiệu sinh non đặc trưng là mẹ bầu sẽ cảm thấy bị chuột rút ở vùng xương mu
Nếu nhận thấy dấu hiệu của chuyển dạ sinh non, bạn nên uống thật nhiều nước hoặc nằm yên trên giường.
Trong trường hợp các cơn gò vẫn tiếp tục và không có dấu hiệu dừng lại thì bạn nên nhập viện để bác sĩ có thể theo dõi bạn kỹ càng và chặt chẽ hơn.
Để giảm thiểu nguy cơ sinh non, bạn cần thực hiện cần thực hiện các cách sau:
- Có chế độ ăn uống hợp lý và chỉ tăng tối đa từ 11-15kg trong suốt thai kỳ
- Cách mỗi tiếng lại uống khoảng 200-250ml nước lọc hoặc nước trái cây để ngăn chặn tình trạng mất nước, gây khó chịu ở tử cung
- Cố gắng giảm bớt mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày
- Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh làm nhiễm trùng đường tiểu
- Sau một vài tiếng, bạn nên ngồi xuống, kê cao chân và tuyệt đối không được nâng vật nặng
- Khi gặp các cơn gò không có dấu hiệu dừng lại, bạn nên dừng mọi hoạt động thể chất và nghỉ ngơi.