Ngộ độc thực phẩm có thể phân chia thành ngộ độc ở mức độ nhẹ và nặng. Theo đó, ngộ độc thực phẩm nhẹ sẽ khỏi trong khoảng vài ngày. Các bác sĩ cho biết ngộ độc thực phẩm nhẹ xảy ra khi người bệnh ăn phải các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng hoặc thực phẩm vẫn còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật chưa bị phân hủy.
Ngoài ra, ngộ độc thức ăn nhẹ cũng có thể xảy ra khi thực phẩm được chế biến hay bảo quản không đúng cách (chưa được nấu chín kỹ, không được làm lạnh ở nhiệt độ phù hợp...).
Ngộ độc thực phẩm nhẹ thông thường sẽ có các dấu hiệu nhận biết là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và đau đầu. Vậy cụ thể các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ diễn ra như thế nào?
Đau bụng
Ngay sau khi người bệnh bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, triệu chứng điển hình đầu tiên chính là đau bụng.
Nguyên nhân người bệnh đau bụng khi bị ngộ độc thực phẩm là vì các sinh vật gây hại có thể tạo ra các độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột. Chính điều này dẫn đến viêm đau ở dạ dày. Từ đó làm xuất hiện triệu chứng đau bụng ở những người bị ngộ độc thực phẩm. Các bác sĩ cho biết dấu hiệu này thường xuất hiện ở khu vực bên dưới xương sườn và trên xương chậu của bệnh nhân.
Mặt khác, những người bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể bị chuột rút ở bụng. Sở dĩ bị chuột rút khi ngộ độc thức ăn là vì cơ bụng co lại để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ruột nhằm loại bỏ những sinh vật gây hại càng nhanh càng tốt.
Buồn nôn
Buồn nôn là một trong những dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm nhẹ. Khi những tác nhân gây ngộ độc thức ăn như hóa chất, nấm, vi khuẩn... tấn công vào đường ruột, hệ thống miễn dịch sẽ lập tức phản ứng lại bằng cách tạo cảm giác buồn nôn để đào thải bớt độc tố ra ngoài cơ thể.
Trên thực tế, ngộ độc thực phẩm thường dẫn đến các cơn nôn mửa kéo dài. Sau đó, nếu là ngộ độc thực phẩm nhẹ thì sẽ giảm dần mức độ, ở nhiều trường hợp lại nôn mửa liên tục nhiều hơn. Cách xử lí đúng đắn nhất lúc này là cần tới gặp bác sĩ để tránh gặp các biến chứng khác, đặc biệt là biến chứng mất nước.
Tiêu chảy
Một trong những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm nhẹ phổ biển mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra đó chính là người bệnh bị tiêu chảy.
Tiêu chảy là tình trạng đi phân lỏng trên 3 lần trong môt ngày. Đây là một dấu hiệu ngộ độc thức ăn điển hình, xảy ra khi tình trạng viêm khiến cho ruột làm việc kém hiệu quả.
Điều đáng chú ý là triệu chứng tiêu chảy khi bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như cảm giác luôn muốn đi vệ sinh, đầy hơi hoặc chuột rút bụng. Tiêu chảy dễ gây mất nước. Vì thế, những người bị ngộ độc thực phẩm cần bổ sung nước cho cơ thể bằng cách uống nước đầy đủ hay uống nước điện giải theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
Người bị tiêu chảy có thể gây ra tình trạng mất điện giải. Những tác hại nguy hiểm khi cơ thể mất cân bằng điện giải có thể gây nguy hiểm tới người bệnh. Do đó, cần bổ sung nước hoặc bù điện giải kịp thời để bảo vệ sức khỏe.
Đau đầu
Khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ, người bệnh cũng sẽ có triệu chứng là những cơn đau đầu. Bệnh nhân cần lưu ý, những cơn đau đầu này sẽ nhẹ hơn so với người bị ngộ độc thực phẩm nặng. Nguyên nhân chính của dấu hiệu đau đầu khi bị ngộ độc là do tình trạng nôn mửa, tiêu chảy kéo dài hoặc có thể là do vi khuẩn, virus gây ra.
Ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể khỏi sau vài ngày nếu như phát hiện và xử lí kịp thời. Theo đó, người bị ngộ độc thực phẩm nhẹ cần tuân thủ các nguyên tắc sau để tránh gây ra những ảnh hưởng cho sức khỏe nghiêm trọng:
- Uống nhiều nước là cách giúp bổ sung nước cho người bị ngộ độc thực phẩm. Nên uống từng ngụm nhỏ. Nếu mất nước quá nhiều thì cần đến các cơ sở y tế thăm khám và truyền dịch khi cần thiết.
- Tránh xa thực phẩm gây buồn nôn.
- Ăn các loại thức ăn có vị nhạt.
- Không sử dụng các thực phẩm có chứa cồn và caffein.
Nếu tình trạng ngộ độc thực phẩm tiến triển theo chiều hướng xấu, lúc này người bệnh cần được đưa ngay tới bệnh viện để nhận cấp cứu và điều trị kịp thời.