Những dấu hiệu nhận biết bệnh lý đái tháo đường: type 1, type 2 và type 3

Những dấu hiệu nhận biết bệnh lý đái tháo đường: type 1, type 2 và type 3
Theo các con số được công bố từ Tổ chức Y tế thế giới thì Việt Nam là nước có tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đứng thứ 10 thế giới và mức độ phát triển bệnh rất nhanh.

Bình thường sau khi ăn, cơ thể sẽ tiết ra insullin và amylin để hạ đường huyết. insullin sẽ giúp đường nhanh chóng được vận chuyển vào tế bào, còn amylin sẽ làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn xuống dạ dày, làm tăng cảm giác no. Tuy nhiên, khi mắc bệnh tiểu đường, chất lượng và số lượng 2 hormon này đều bị suy giảm, dẫn tới đường huyết tăng cao và xuống chậm sau khi ăn.

Các chuyên gia Úc gần đây phát hiện những người thường bỏ qua bữa ăn sáng có thể bị hạ đường huyết đột ngột, khiến họ thèm ăn món ngọt. Việc giải tỏa cơn thèm sẽ làm đường huyết tăng đột ngột và kích thích sản sinh insulin quá mức, gây ra bệnh.

Khi bạn thường xuyên cảm thấy rất đói, rất mệt mỏi kèm theo các biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều, dị cảm đầu chi, tê bì chân tay, đói liên tục, ăn nhiều mà vẫn gầy... có thể đó là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm, nhiễm trùng da… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Ảnh 2.

Những dấu hiệu cảnh báo một người mắc bệnh đái tháo đường

Bảng phân loại của Tổ chức y tế thế giới đưa ra từ "đái tháo đường phụ thuộc insulin" đồng nghĩa với "đái tháo đường type 1" và "đái tháo đường không phụ thuộc insulin" đồng nghĩa với " đái tháo đường type 2". Đái tháo đường type 3 (Đái tháo đường thai kỳ).


- Type 1: tăng khát và đi tiểu, đói liên tục, giảm cân, mờ mắt và cực kỳ mệt mỏi. Đối tượng chủ yếu của type 1 là trẻ em/thiếu niên.

- Type 2: Khoảng 95% của tất cả các trường hợp của bệnh đái tháo đường là đái tháo đường type 2

Bệnh đái tháo đường type 2 đôi khi được coi là một căn bệnh lối sống bởi các yếu tố nguy cơ của bệnh là do chế độ ăn không khoa học, ít vận động, thừa cân và không tập thể dục. 

Những người bị tiểu đường type 2 thường cảm thấy mệt mỏi hoặc bị bệnh, đi tiểu thường xuyên (đặc biệt vào ban đêm), khát bất thường, giảm cân, mờ thị lực, nhiễm trùng thường xuyên và vết thương chậm lành. 

Đối tượng chủ yếu của type 2 là người lớn - những người thừa cân khi trưởng thành, người cao tuổi. Dấu hiệu bệnh thường khó phát hiện, có thể bị cho là do nguyên nhân tuổi già và béo phì gây nên. Đái tháo đường type 2 có thể gây ra các biến chứng như mù, suy thận, bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh.

- Type 3: Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng mà phụ nữ có thể gặp phải khi họ đang ở trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ (ba tháng giữa thai kỳ). Khoảng 4% phụ nữ mang thai có thể mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. 

Đái tháo đường thai kỳ sẽ biến mất sau khi em bé được sinh ra. Phụ nữ mang thai ở tuổi cao hơn có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn. Khi một người phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ trong thời gian mang thai, nhiều khả năng sẽ mắc đái tháo đường một lần nữa trong lần mang thai tiếp theo và người phụ nữ đó có nguy cơ cao phát triển bệnh đái tháo đường loại 2 sau này trong đời.

Ảnh 4.

Tiểu đường có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như các bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương… (Ảnh diabetna)

Việc chẩn đoán loại bệnh đái tháo đường bên cạnh những dấu hiệu trên còn phụ thuộc vào những kết quả xét nghiệm chuyên sâu để bác sĩ có thể đưa ra kết luận cuối cùng và phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân.


Qua đó, người bệnh nên phòng ngừa biến chứng từ sớm bằng cách bổ sung các vi lượng, khoáng chất như nhóm vitaminB (B1,B2,B6) giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, điều trị chứng tê nhức chân tay, đặc biệt là ở người bị tiểu đường, đau cơ xương.

Để kiểm tra đường huyết sau ăn, người bệnh nên đo sau thời điểm ăn ít nhất 1h, và tốt nhất là sau 2h, tính từ thời điểm bạn bắt đầu ăn. Chỉ số này sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng người, thể trạng cơ thể, loại tiểu đường mắc phải cũng như từ chính thực phẩm mà bạn ăn.

Bác sĩ Ngô Thế Phi, Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Thủ Đức, cho biết: "Để phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn nên thay đổi lối sống lành mạnh như: chơi thể thao, tham gia các hoạt động giải trí để tránh stress, chế độ dinh dưỡng hợp lý…". Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

PGS.TS Tạ Văn Bình, Giám đốc bệnh viện Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia nhấn mạnh: những người làm các công việc ít vận động như làm tại văn phòng, bệnh viện… dễ mắc bệnh đái tháo đường, tỉ lệ cao gấp 3 lần những người lao động chân tay.

Một nghiên cứu của Đại học bang Arizona, Mỹ cho thấy, những người bị đái tháo đường type 2 và những người bị tiền đái tháo đường sẽ có mức đường huyết thấp hơn nếu họ dùng khoảng 2 thìa giấm trước khi ăn bữa chính. Lý do là giấm chứa axit axetic có thể khử một số enzym tiêu hóa tinh bột, làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate.

Nếu có thể, năng sử dụng món ăn có hương vị quế, bởi các nhà khoa học Đức đã chứng minh quế rất có tác dụng kiểm soát đường huyết.

Phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị kịp thời giúp phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng. 


Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người dân cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tăng cường vận động thể lực ít nhất 30 phút/ ngày, không hút thuốc và không lạm dụng rượu bia để dự phòng mắc đái tháo đường nói riêng cũng như các bệnh không lây nhiễm nói chung.

Tác giả: VNM