Khi cơ thể bị dư thừa chất đạm, thận phải làm việc gấp đôi để xả nước tiểu và có thể khiến bạn cảm thấy khát. Cơ thể phải thải nước tiểu nhiều hơn và lãng phí nhiều natri, kali, magiê, vì vậy những người có chế độ ăn quá nhiều chất đạm có xu hướng bị thiếu nồng độ chất điện phân hơn so với người bình thường.
Để khắc phục tình trạng dư thừa chất đạm này, cơ thể cần được bổ sung thực phẩm trái cây và rau, cũng như đậu và ngũ cốc, những thực phẩm giàu kali và magiê cần thiết. Hãy đảm bảo rằng chế độ dinh dưỡng thường xuyên được cân bằng giữa protein động vật và thực phẩm giàu khoáng chất từ ngũ cốc, hạt, rau, trái cây.
Nếu bạn liên tục cảm thấy khó chịu mỗi khi thức dậy, có lẽ bạn nên xem lại hàm lượng protein mình đã tiêu thụ. Điều này là do khi ăn quá nhiều protein, chúng ta thường không ăn đủ lượng tinh bột, từ đó khiến não thiếu đường.
Để cải thiện tình trạng này, cần phải để ý xem khi nào mình đang ăn quá nhiều protein thay vì tinh bột. Hãy sử dụng các nguồn tinh bột phức tạp (complex carbs) như hoa quả, sữa chua, gạo nâu và yến mạch nguyên hạt.
"Sương mù não" là tình trạng rối loạn chức năng tập trung, bao gồm các triệu chứng đãng trí, mất phương hướng, suy nghĩ chậm chạp. Nếu gặp phải tình trạng này, có thể đó là do việc dư thừa chất đạm trong cơ thể gây ra.
Khi khoảng cách giữa các bữa ăn quá lớn, bạn sẽ cảm thấy đói và bực bội. Điều này có thể là do dư thừa chất đạm và không nạp đủ tinh bột trong ngày. Khi đó bạn sẽ bị hạ đường huyết khiến cơ thể không sản sinh đủ hormone serotonin có tác dụng điều chỉnh tâm trạng.
Trong trường hợp này, nên ăn sữa chua, quả mọng, pho mai, hoặc bánh quy mặn làm từ lúa mì nguyên cám để ổn định đường huyết và tâm trạng.
Chế độ ăn dư thừa chất đạm thường kéo theo ít hoặc không có chất xơ, từ đó dễ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá. Chất xơ prebiotics có trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, hành, chuối, tỏi… giúp thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột, khiến cơ thể dễ dàng tiêu hoá thức ăn hơn.
Khi ăn một chế độ ăn giàu đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến những rối loạn trong tiêu hoá như tiêu chảy, rối loại tiêu hóa, táo bón…, kèm theo cảm giác trướng bụng và co thắt ruột.
Để chống lại rối loạn tiêu hóa, chứng táo bón, thì việc tăng cường thêm các loại thực phẩm khác có chứa prebiotic là rất cần thiết. Những thực phẩm chứa prebiotic như: măng tây, táo, lúa mạch, yến mạch, hoặc bắp cải và các loại rau xanh giàu chất xơ, thực phẩm lên men…
Việc lạm dụng chế độ ăn nhiều thịt, dư thừa chất đạm chắc chắn sẽ gây ra tình trạng tăng cân. Bởi khi cơ thể đã nạp đủ lượng đạm mà nó cần thì lượng đạm dư thừa sẽ chuyển hoá thành chất béo dự trữ cho cơ thể. Vì vậy, nếu bổ sung quá nhiều đạm vào cơ thể thì có thể rất dễ tăng cân.
Chế độ ăn quá nhiều chất đạm thường dẫn tới tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp của chứng ketosis - do cơ thể của bạn đã bị xáo trộn nhằm đẩy mạnh quá trình đốt cháy chất béo.
Khi cơ thể tiêu hóa protein thì thận sẽ đóng vai trò quản lý một số bộ lọc các chất thải. Chính vì vậy, chế độ ăn dư thừa chất đạm sẽ gây áp lực lớn đến thận. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các tổn thương nguy hiểm chỉ dễ nhận ra ở người đang trong giai đoạn đầu của bệnh thận, nhưng họ lại thường không nhận thức được triệu chứng này.